Nhóm người Hàn Quốc gồm nghị sĩ, nhà nghiên cứu lịch sử, học viên cúi đầu xin lỗi nhân chứng vụ thảm sát ở xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên 55 năm trước.
Nhóm người Hàn Quốc gồm nghị sĩ, nhà nghiên cứu lịch sử, học viên cúi đầu xin lỗi nhân chứng vụ thảm sát ở xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên 55 năm trước.
Các thành viên Quỹ Hòa bình Hàn - Việt thắp hương tưởng niệm các vong linh - Ảnh: B.D.
Ngoài tưởng niệm vụ thảm sát Hà My, đoàn trong Quỹ Hòa bình Hàn - Việt trong chuyến qua Quảng Nam những ngày này còn trực tiếp thăm thân nhân các vụ thảm sát khác do quân đội Hàn Quốc gây ra tại Quảng Nam, tặng học bổng cho học sinh nghèo.
Theo bà Kang Min Jung - đại biểu Quốc hội, thành viên đoàn - thì thông điệp của Quỹ Hòa bình Hàn - Việt là hàn gắn vết thương chiến tranh, xin lỗi vì các sai lầm từ quá khứ để nguyện cầu cho hòa bình.
Việt Nam rất lấy làm tiếc trước việc Chính phủ Hàn Quốc kháng cáo phán quyết của Tòa án trung tâm quận Seoul về trách nhiệm bồi thường đối với các nạn nhân của vụ thảm sát năm 1968 tại Quảng Nam.
Tòa án Trung tâm Quận Seoul hồi tháng 2 ra phán quyết yêu cầu chính phủ nước này bồi thường 30 triệu won (khoảng 24.000 USD) cho bà Nguyễn Thị Thanh, người mất gia đình trong vụ thảm sát 74 người do Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 2 của Hàn Quốc thực hiện tại làng Phong Nhất - Phong Nhị, xã Điện An, tỉnh Quảng Nam, năm 1968.
Phán quyết của Tòa án trung tâm quận Seoul đánh dấu lần đầu tiên một tòa án Hàn Quốc thừa nhận trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với các nạn nhân của vụ thảm sát năm 1968 tại Quảng Nam.
Ngày 9/3, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Chính phủ nước này đã kháng cáo phán quyết của Tòa án.
Trong họp báo thường kỳ chiều nay, báo chí đã đặt câu hỏi đến Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng về phản ứng của Việt Nam trước thông tin này.
Phó phát ngôn cho biết: "Chúng tôi mới nhận được thông tin và rất lấy làm tiếc trước việc Chính phủ Hàn Quốc kháng cáo phán quyết của tòa án. Điều này không phản ánh sự thật khách quan đối với vấn đề này".
Bà khẳng định quan điểm, "Việt Nam chủ trương gác lại quá khứ, hướng tới tương lai" nhưng không có nghĩa là phủ nhận sự thật.
Trên tinh thần đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam đề nghị phía Hàn Quốc nhận thức đúng đắn và tôn trọng sự thật lịch sử, khuyến khích các hành động thiết thực, hiệu quả nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, góp phần củng cố tăng cường tình hữu nghị và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước cũng như Nhân dân hai nước.
Trước đó, bình luận về phiên toà hồi tháng 2, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh "quan tâm đến phán quyết này và rất coi trọng, bảo vệ đến quyền lợi chính đáng của người dân Việt Nam".
Việt Nam mong muốn cùng Hàn Quốc phát triển hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, khuyến khích các hành động thiết thực hiệu quả nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, góp phần vào củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước và nhân dân Việt Nam-Hàn Quốc.