Những ngày mồng Tết ăn uống quá đà hay thức khuya, uống nhiều rượu bia, ... là những nguyên nhân chủ yếu khiến cơ thể tích nhiệt và nhiều độc tố có hại. Nếu gặp phải những trường hợp trên bạn có thể nấu và dùng ngay 5 loại nước sâm thanh nhiệt cơ thể sau Tết để được thanh mát cả năm nhé!
Những ngày mồng Tết ăn uống quá đà hay thức khuya, uống nhiều rượu bia, ... là những nguyên nhân chủ yếu khiến cơ thể tích nhiệt và nhiều độc tố có hại. Nếu gặp phải những trường hợp trên bạn có thể nấu và dùng ngay 5 loại nước sâm thanh nhiệt cơ thể sau Tết để được thanh mát cả năm nhé!
Bước 1: Bí đao giữ nguyên vỏ, rửa thật sạch. Cắt bí thành từng khoanh tròn. Bước 2: Cho bí đao, muối, thục địa,nước vào nồi. Nấu ít nhất 2 giờ với lửa vừa, kiểm tra thấy bí càng mềm thì nước càng thơm. Trong lúc nấu không nên đậy nắp nồi để tránh nước trào. Bước 3: Khi bí đã chín rục, rửa sạch lá dứa, thắt gút lại. Sau đó cho vào nồi nước sâm nấu thêm 5 phút là được. Bước 4: Tắt bếp, lọc nước bỏ bã. Ngay khi nước còn nóng, cho đường phèn vào, khuấy tan.
Vậy là đã hoàn thành nước sâm bí đao mát mát rồi. Để nước sâm được ngon và giữ được lâu hơn, bạn nên cho vào chai và để tủ lạnh khoảng 3 đến 4 giờ rồi hẵng lấy ra dùng sẽ ngon hơn.
Xem công thức và cách làm chi tiết Sâm bí đao
Sâm bông cúc nhãn nhục với hương thơm đặc trưng của bông cúc khô được nấu kỹ với phần nhãn nhục kèm nấu nước với đường phèn, ngọt tự nhiên kích thích vị giác, thanh mát cơ thể. Có thể dùng nóng hoặc thêm đá viên tùy thích.
Bước 1: Ngâm nhãn nhục và bông cúc khô trong 2 tô nước riêng biệt khoảng 15 phút để chúng nở ra. Bước 2: Vớt bông cúc đã ngâm cho vào nồi đun sôi cùng nước lọc. Bước 3: Khi nước sôi khoảng 10 phút thì vớt bông cúc ra, cho nhãn nhục (cả phần nước ngâm) và đường phèn vào, đun cho đến khi đường tan là được.
Sâm bông cúc nhãn nhục ngọt mát, cực thích hợp để thanh nhiệt giải khát, giúp thư giản tinh thần. Nước sâm ngon hơn khi uống lạnh.
Xem công thức và cách làm chi tiết Sâm bông cúc nhãn nhục
Sâm bông cúc thuần túy mát ngọt với đường phèn, thêm chút hương ngò rí tạo nên sự mới lạ. Đây là món sâm giải nhiệt phù hợp khẩu vị với đa số người.
Bước 1: Đầu tiên cho hoa cúc vào nồi với nước và nấu sôi. Bước 2: Rau mùi rửa sạch, cho vào cùng, nấu thêm khoảng 3 phút. Sau đó tắt bếp, lọc lấy nước và bỏ bã. Bước 3: Cho đường phèn vào, khuấy đều, để nước sâm nguội. Bạn bảo quản nước sâm trong ngăn mát tủ lạnh, như vậy khí uống sẽ và giữ được lâu hơn.
Xem công thức và cách làm chi tiết Sâm bông cúc
Sâm rong biển có tác dụng giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Thường xuyên sử dụng, bạn sẽ thấy những bất ngờ này đến bất ngờ khác mà chúng mang lại đấy!
Bước 1: Rửa sạch rong biển, cho vào nồi cùng thục địa và nước, nấu đến khi sôi. Bước 2: Tiếp theo, cho lá dứa vào và đậy nắp nồi lại, nấu thêm khoảng 6 phút. Bước 3: Lọc hỗn hợp lấy nước bỏ bã, ngay khi nước sâm còn nóng cho đường phèn và vani vào khuấy đều. Đơi hỗn hợp nguội cho vào chai và bảo quản trong tủ lạnh. Nước sâm rong biển vừa mát vừa có tác dụng thanh nhiệt cơ thể với mùi thơm thoang thoảng của rong biển và lá dứa. Những ngày trời nóng nực có ngay ly nước sâm rong biển thì không còn gì bằng.
Xem công thức và cách làm chi tiết Sâm rong biển
Đây là một công thức dân gian với sự đúc kế từ nhiều thành phần nguyên liệu tạo nên loại nước mát giúp thanh nhiệt cực hiệu quả.
Bước 1: Mía lau rửa sạch, đập dập hoặc chẻ mỏng. Các loại cây và lá mát cũng rửa sạch, để ráo nước. Bước 2: Xếp vài lát mía dưới đáy nồi. Sau đó cho các loại cây lá mát vào nồi. Cuối cùng cho phần mía còn lại vào trên cùng. Bước 3: Đổ ngập nước, đun sôi với lửa vừa. Khi nước sôi, hớt bọt, giảm nhỏ lửa và nấu thêm từ 5 đến 7 phút, cho thêm đường phèn, khuấy cho đường tan rồi tắt bếp, để nguội.
Nước sâm giải nhiệt này tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và nên dùng trong vòng 24h vì để lâu nước không còn ngon.
Xem công thức và cách làm chi tiết Sâm giải nhiệt
Không chỉ đợi đến khi nóng trong người thì bạn mới có thể tìm đến nước sâm để dùng mà bạn nên dùng thường xuyên 5 loại nước sâm thanh nhiệt cơ thể trên đây sẽ giúp thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể hiệu quả và nâng cao sức khỏe.
- Làm việc trong phòng đệm kho lạnh nhiệt độ từ 10-15 độ C.
- Kiểm tra kỹ tình trạng của máy móc và thiết bị tại khu vực trước khi sản xuất, bao gồm: kiểm tra tình trạng vệ sinh của máy, các thông số kỹ thuật của máy để đảm bảo máy đang vận hành một cách ổn định.
- Báo cáo, kiểm tra tình trạng máy, các bộ phận của máy và hệ thống vận hành.
- Kiểm tra các điều kiện phụ trợ cung cấp cho máy móc thiết bị.
- Vận hành máy theo hướng dẫn và đúng quy định đã ban hành.
- Cập nhật các thông tin máy và thời gian ngừng máy vào biểu mẫu theo dõi giờ máy chạy.
- Theo dõi, xử lý và báo cáo cho cấp trên sự không phù hợp trong quá trình sản xuất.
- Thưc hiện và duy trì vệ sinh công nghiệp, vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, PCCC tại nơi làm việc.
- Thực hiện bảo quản và sử dụng tiết kiệm vật tư, công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
- Tuân thủ các yêu cầu của hệ thống ISO-HACCP, GMP,…
- Có trách nhiệm bảo quản tài sản và thiết bị chung của công ty.
- Tuân thủ quy định của Nhà máy và nội quy của Công ty.
- Thực hiện những công việc khác khi cấp trên giao phó.
“Như rồng thêm vây”, chè Tân Cương càng nức tiếng trên thương trường. Nhưng mấy ai biết, chè trung du lá nhỏ - giống chè tạo nên hồn cốt cho thương hiệu chè Tân Cương Thái Nguyên, đang dần bị thu hẹp, lãng quên. Để bảo tồn, phát triển giống chè mang hương vị đặc biệt này cần sự chung tay của cả Nhà nước và bà con nông dân trong vùng.
Để chè Tân Cương “vừa nhọn, vừa sắc”
Chè được khẳng định là cây trồng mũi nhọn ở T.P Thái Nguyên. Đặc biệt, vùng chè đặc sản Tân Cương (gồm các xã: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức, Quyết Thắng và Phúc Hà) hiện có tổng diện tích lên đến trên 1.400ha, trong đó, gần 1.350ha đang cho thu hoạch. Do được chăm sóc, thu hái đúng quy trình kỹ thuật, năng suất chè tăng từ 140 tạ/ha (năm 2015) lên 150,7 tạ/ha vào năm 2021. Theo đó, sản lượng tăng từ 18.000 tấn (năm 2015) lên 20.300 tấn (năm 2021), tương đương số tiền 1.300 tỷ đồng.
Chè Tân Cương được bày bán ở các siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ trên cả nước, với giá bán ổn định và luôn cao hơn so với sản phầm của các vùng chè khác. Qua khảo sát thị trường tại thời điểm cuối năm 2021, chè Tân Cương có giá thấp nhất từ 250.000 đến 350.000 đồng/kg; chè tôm nõn đặc sản từ 400.000 đến 500.000 đồng/kg; chè tôm nõn cao cấp từ 600.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/kg; chè đinh cao cấp từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng/kg.
Để nâng cao giá trị sản phẩm chè, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đã chủ động chế biến, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm. Một số cơ sở đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư và tạo được sản phẩm riêng biệt, ví như HTX chè Tân Hương có Tâm phúc trà, Bạch Ngọc trà; HTX chè Hảo Đạt có sản phẩm chè tôm nõn; HTX Tân Trà Thái có sản phẩm Nhất đinh trà; HTX chè Thủy Thuật có sản phẩm Lộc đinh trà. Đặc biệt Công ty CP Chè Tân Cương Hoàng Bình có gần 100 sản phẩm khác nhau, trong đó, sản phẩm chè Đinh Vương Phẩm tham dự Cuộc thi Chè đặc sản Quốc tế Bắc Mỹ năm 2017 được Ban tổ chức trao giải Đặc biệt.
Sản phẩm Đinh Vương Phẩm của Công ty CP Chè Tân Cương Hoàng Bình đoạt giải Đặc biệt tại Cuộc thi Chè đặc sản Quốc tế Bắc Mỹ năm 2017 và hiện có giá bán 3,5 triệu đồng/kg.
Nguồn lợi kinh tế do cây chè mang lại đã làm thay đổi diện mạo của vùng đất phía Tây thành phố. Nhiều nông hộ đạt thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm nhờ làm chè, bao tiêu sản phẩm chè, hoặc kinh doanh các dịch vụ cung ứng vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thiết bị máy móc phục vụ cho nông dân trong vùng. Bằng 2 phương pháp chế biến thủ công truyền thống và máy móc hiện đại, nông dân vùng chè Tân Cương đã tạo được các sản phẩm chính là chè xanh và chè xanh cao cấp, với nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Kết quả lao động sáng tạo của các thế hệ nông dân vùng chè Tân Cương đã nâng được tầm thương hiệu, “chắp cánh” cho hương chè bay xa. Nhưng theo đánh giá thực tế, để “vừa nhọn, vừa sắc”, nông dân vùng chè Tân Cương cần có thái độ tích cực hơn với cây chè trung du lá nhỏ. Bởi đây là giống chè mang lại sự khác biệt, tạo nên hồn cốt, để ở khắp mọi miền trên cả nước, khi nói đến Thái Nguyên là nhắc ngay đến chè Tân Cương.
Kể từ độ cụ Đội Năm mang giống chè trung du lá nhỏ về trồng trên vùng đất Tân Cương (năm 1921) đến nay vừa tròn trăm năm. Từ số hạt giống ít ỏi lúc bấy giờ, nay đã phát triển thành vùng chè bạt ngàn, nức tiếng gần xa. Nhưng nỗi lo mới nảy sinh khi các giống chè lai ngoại ngày càng được quan tâm mở rộng diện tích, trong khi giống chè bản địa dần bị thu hẹp với “tốc độ chóng mặt”.
Tháng 9-2017, vùng chè Tân Cương được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm chè Tân Cương. Nhưng phía sau vinh dự cho một sản phẩm là nỗi lo đang lớn dần ở chính mảnh đất này. Bởi, theo con số thống kê sát thực thì vùng chè Tân Cương chỉ có 20% diện tích là chè bản địa (chè trung du lá nhỏ), 80% còn lại là chè lai ngoại. Nên trong cùng thời gian, tại vùng chè này, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên và địa phương cùng lúc thực hiện 2 nhiệm vụ: Tuyên truyền cho người dân sử dụng hiệu quả Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”, đồng thời triển khai Dự án “Bảo tồn và phát triển giống chè trung du nhằm giữ gìn và phát triển chỉ dẫn địa lý Tân Cương cho sản phẩm chè của Thái Nguyên”.
Sau 3 năm (từ tháng 9-2017 đến tháng 9-2020), vùng chè Tân Cương có 3ha chè trung du lá nhỏ được trồng mới theo Dự án trên. Toàn bộ giống chè được Dự án tuyển chọn tại 68 hộ trong vùng. Đặc biệt có 7 cây chè giống được Sở Nông nghiệp và PTNT cấp Giấy chứng nhận cây chè trung du đầu dòng. Hiện nay, toàn bộ diện tích chè trồng mới theo Dự án phát triển tốt và đang cho thu hoạch.
Năm 2021, giá trị sản xuất trên 1ha đất trồng chè ở T.P Thái Nguyên ước đạt 800 triệu đồng. Trong ảnh: Chế biến chè tại HTX chè Kim Thoa, xã Phúc Xuân. Ảnh: T.L
Tuy nhiên, nguy cơ mất Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” còn tiềm ẩn. Theo số liệu tổng hợp của cơ quan chức năng T.P Thái Nguyên: Diện tích chè trung du bản địa còn lại ở vùng chè Tân Cương hiện chỉ chiếm hơn 10%, gần 90% còn lại là chè lai. Tốc độ lai hóa diễn ra rất nhanh, trong thời gian 10 năm (2005-2015) vùng chè Tân Cương được “xã hội hóa” bằng chè lai. Trong 3 năm gần đây, diện tích chè trung du bản địa tiếp tục giảm thêm gần 10%.
Trước nguy cơ đánh mất Chỉ dẫn địa lý cho một vùng chè đặc sản, T.P Thái Nguyên đã tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Đề án “Bảo tồn và phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương giai đoạn 2021-2025” với kinh phí khái toán thực hiện hơn 27 tỷ đồng. Trên cơ sở chuyển quỹ đất được chuyển đổi từ đất lúa xen kẹp với đất màu, đất đồi rừng sản xuất kém hiệu quả sang trồng mới 300ha chè trung du, thành phố đặt mục tiêu nâng tổng diện tích chè giống trung du từ 210ha năm 2021 lên 510ha vào năm 2025. Theo đó, tổng diện tích chè của các xã trong vùng Tân Cương sẽ đạt 1.700ha, trong đó cơ cấu giống chè trung du chiếm 30%, chè lai ngoại chiếm 70%…
Thành phố có định hướng đúng, các cơ quan chuyên môn vào cuộc quyết liệt, cùng với đó là sự đồng thuận của bà con nông dân, đây chính là các “chân kiềng” quan trọng để giống chè trung du bản địa tiếp tục trụ vững và phát triển ở vùng chè Tân Cương, ngày càng tỏa hương trên thương trường trong nước và quốc tế.