Trường Du Lịch – Đại Học Huế điểm chuẩn 2024 - HUHT điểm chuẩn 2024
Trường Du Lịch – Đại Học Huế điểm chuẩn 2024 - HUHT điểm chuẩn 2024
Xuất phát từ nhu cầu bức thiết về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao để phát triển du lịch Thừa Thiên Huế, khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, cũng như yêu cầu tổ chức lại các chuyên ngành đào tạo có liên quan đến du lịch tại Đại học Huế, ngày 14/1/2008 Giám đốc Đại học Huế đã ký quyết định số 020/QĐ-ĐHH-TCNS thành lập Khoa Du lịch trực thuộc Đại học Huế.
Trải qua gần 13 năm hình thành và không ngừng phát triển, ngày 16/11/2020, Hội đồng Đại học Huế đã ra quyết định số 75/QĐ-HĐĐH phê duyệt đề án thành lập Trường Du lịch - Đại học Huế (School of Hospitality and Tourism – Hue University - HUHT).
Sứ mạng: Trường Du lịch – Đại học Huế có sứ mạng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Quốc gia; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tầm nhìn: Đến năm 2025, phát triển Trường Du lịch – Đại học Huế thành Trường Đại học Du lịch, đào tạo theo định hướng ứng dụng. Đến năm 2030, Trường là cơ sở đào tạo, nghiên cứu và cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ có chất lượng và uy tín tiên phong trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Giá trị cốt lõi: Khai phóng – Hội nhập – Chất lượng – Chuyên nghiệp
Triết lý giáo dục: Chất lượng – Chuyên nghiệp – Hội nhập
Mục tiêu chung: Đến năm 2025, phát triển thành Trường Đại học Du lịch, Đại học Huế. Trường là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực du lịch có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chuẩn mực, có phẩm chất đạo đức tốt, phong cách chuyên nghiệp, năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, chủ động hội nhập, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh Đại học hệ chính quy của Trường Du lịch - Đại học Huế năm 2023 là 950 chỉ tiêu cho tổng cộng 07 ngành đào tạo. Trong đó có 25 chỉ tiêu ngành Quản trị du lịch và khách sạn giảng dạy bằng Tiếng Anh. Điểm nổi bật của các chương trình đào tạo là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp và các chuyên gia trong quá trình đào tạo nhằm tăng cường năng lực thực tiễn và khả năng thích ứng nhanh với nhu cầu công việc ngay sau khi sinh viên tốt nghiệp.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh Đại học hệ chính quy của Trường Du lịch - Đại học Huế năm 2023 là 950 chỉ tiêu. Trong đó có 25 chỉ tiêu ngành Quản trị du lịch và khách sạn giảng dạy bằng Tiếng Anh.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng tăng cao của ngành du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, Trường Du lịch - Đại học Huế đã tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chuyên ngành đào tạo mở ra cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người học để đáp ứng nhu cầu của xã hội, gồm:
- 07 ngành với 11 chuyên ngành đào tạo trình độ đại học về du lịch bao gồm: Du lịch, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản lý lữ hành, Hướng dẫn du lịch, Quản trị kinh doanh du lịch, Tổ chức và quản lý sự kiện, Truyền thông và Marketing du lịch dịch vụ, Quản trị quan hệ công chúng, Quản trị du lịch và khách sạn, và Du lịch điện tử.
- Điểm nổi bật của các chương trình đào tạo trong Nhà trường là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp và các chuyên gia trong quá trình đào tạo nhằm tăng cường năng lực thực tiễn và khả năng thích ứng nhanh với nhu cầu công việc ngay sau khi sinh viên tốt nghiệp.
Xem thêm
Trường Du lịch - Đại học Huế tiến hành tuyển sinh năm 2023 với 02 phương thức xét tuyển bao gồm xét kết quả học tập THPT (xét học bạ - sử dụng kết quả học tập các môn trong tổ hợp môn xét tuyển ở THPT của 02 HK năm học lớp 11 và HK1 năm học lớp 12 để xét tuyển) và xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2023 do Bộ GD&ĐT tổ chức. Các tổ hợp đăng ký xét tuyển bao gồm: A00, A01, C00, D01, D10.
Trường Du lịch - Đại học Huế tiến hành tuyển sinh năm 2023 với 02 phương thức xét tuyển như sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (xét học bạ): 300 chỉ tiêu
+ Trường Du lịch – Đại học Huế sử dụng kết quả học tập các môn trong tổ hợp môn xét tuyển ở THPT của 02 HK năm học lớp 11 và HK1 năm học lớp 12 để xét tuyển. Điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung (làm tròn đến 1 chữ số thập phân) của 02 HK năm học lớp 11 và HK1 năm học lớp 12.
+ Điểm xét tuyển là tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng nếu có (làm tròn đến 2 chữ số thập phân).
+ Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là điểm xét tuyển phải ≥ 18,00.
- Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2023: 650 chỉ tiêu
+ Thí sinh đăng ký nguyện vọng và tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT tổ chức.
+ Các tổ hợp đăng ký xét tuyển bao gồm: A00, A01, C00, D01, D10.
Xem thêm
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy của Trường Du Lịch - Đại Học Huế dự kiến 450.000 đồng/ tín chỉ. Dự kiến học phí mỗi năm tăng bình quân 10%. Bên cạnh đó, trường còn có nhiều suất học bổng khuyến khích học tập loại khá, giỏi, xuất sắc có giá trị cao cho các sinh viên có thành tích học tập tốt và rèn luyện tích cực. Quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu bằng 8% từ nguồn thu học phí và tiền cấp bù miễn, giảm học phí hệ giáo dục chính quy.
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy của Trường Du Lịch - Đại Học Huế dự kiến 450.000 đồng/ tín chỉ. Dự kiến học phí mỗi năm tăng bình quân 10%.
Bên cạnh đó, mức học bổng khuyến khích học tập được quy định cụ thể như sau:
- Mức học bổng loại khá: Có điểm trung bình chung học tập (TBCHT) đạt loại khá trở lên và điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên. Mức học bổng loại khá bằng mức trần học phí hiện hành theo quy định của Đại học Huế đối với ngành sinh viên theo học và theo quy định của nhà trường.
- Mức học bổng loại giỏi: Có điểm TBCHT đạt loại giỏi trở lên và điểm rèn luyện đạt loại tốt trở lên. Mức học bổng loại giỏi bằng 125% mức học bổng loại khá.
- Mức học bổng loại xuất sắc: Có điểm TBCHT đạt loại xuất sắc và điểm rèn luyện đạt loại xuất sắc. Mức học bổng loại xuất sắc bằng 150% mức học bổng loại khá.
Quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu bằng 8% từ nguồn thu học phí và tiền cấp bù miễn, giảm học phí hệ giáo dục chính quy. Đối với các ngành sư phạm (không thu học phí), quỹ học bổng được trích tối thiểu bằng 8% từ nguồn học phí do Nhà nước cấp bù.
Xem thêm
Trường Du Lịch - Đại Học Huế hiện có 118 cán bộ, bao gồm 03 Phó giáo sư, 06 Tiến sĩ, 55 Thạc sĩ, 12 Nghiên cứu sinh và 29 học viên đang theo học thạc sĩ ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Đội ngũ giảng viên này sẽ bổ sung cho chất lượng đào tạo của trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phát triển ngành du lịch miền Trung - Tây Nguyên và du lịch Việt Nam nói chung. Sinh viên sẽ được mở rộng kiến thức ở các học phần cốt lõi và tự chọn theo hướng chuyên sâu về các lĩnh vực du lịch.
Hiện nay tổng số cán bộ cơ hữu Trường Du Lịch - Đại Học Huế là 118 cán bộ, trong đó có 03 Phó giáo sư, 06 Tiến sĩ, 55 Thạc sĩ, 12 Nghiên cứu sinh và 29 học viên đang theo học thạc sĩ ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Pháp, Đức, Bỉ, Anh, New Zealands, ... Đây sẽ là lực lượng hùng hậu bổ sung cho đội ngũ giang viên của trường để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phát triển ngành du lịch miền Trung – Tây Nguyên nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
Các học phần cốt lõi nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng của ngành. Các học phần tự chọn theo hướng chuyên sâu về các lĩnh vực du lịch. Các đặc điểm này sẽ tạo điều kiện tối đa cho người học trong việc đảm bảo tích luỹ được các kiến thức nền tảng, quan trọng của ngành, đồng thời thoả mãn nhu cầu lựa chọn tích luỹ các kiến thức liên quan cần thiết khác phù hợp với bản thân người học. Đội ngũ giảng viên đảm bảo chất lượng sẽ cung cấp nguồn tri thức, kỹ năng toàn diện, cần thiết cho sinh viên sau khi ra trường.
Xem thêm
Ký túc xá của Trường Du lịch – Đại học Huế có các phòng ở rộng rãi, thoáng mát, công trình phụ khép kín, đảm bảo an ninh, trật tự, tiện lợi cho học sinh, sinh viên cư trú tại trường sinh hoạt, học tập, rèn luyện và lưu trú. Một số câu lạc bộ hoạt động nổi bật tại Trường Du lịch – Đại học Huế như: CLB Sách và hành động, CLB Hướng dẫn viên du lịch, CLB Văn hóa văn nghệ, CLB Tiếng Anh, CLB Giọt hồng, CLB Ambition student, ...
Ký túc xá của Trường Du lịch – Đại học Huế có các phòng ở rộng rãi, thoáng mát, công trình phụ khép kín, đảm bảo an ninh, trật tự, tiện lợi cho học sinh, sinh viên cư trú tại trường sinh hoạt, học tập, rèn luyện và lưu trú.
Một số câu lạc bộ hoạt động nổi bật tại Trường Du lịch – Đại học Huế như sau:
- CLB Sách và hành động: mục đích nâng cao văn hóa đọc và khích lệ tinh thần “hành động để dẫn tới thành công” trong giới trẻ cũng như tạo ra một nguồn tài nguyên, 1 không gian để mọi người có thể giao lưu, chia sẽ các kiến thức, các kỹ năng, trao đổi các giáo trình, sách vở nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho sinh viên học tập tốt, tiết kiệm chi phí.
- CLB Hướng dẫn viên du lịch: nhằm đáp ứng nhu cầu được rèn luyện, trải nghiệm và thu thập các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc của sinh viên; đặc biệt đó là các kỹ năng liên quan đến ngành học để ứng dụng cho nghề nghiệp trong tương lai.
- CLB Văn hóa văn nghệ: nơi để các bạn sinh viên trau dồi và phát huy khả năng cũng như niềm đam mê âm nhạc; tạo ra không gian giao lưu lành mạnh.
- CLB Tiếng Anh: tổ chức những sân chơi bổ ích và những chương trình nhằm giúp cho các bạn sinh viên có thể trau dồi thêm kiến thức và kĩ năng nói Tiếng Anh của mình; tiếp xúc và giao tiếp với người nước ngoài; ...
- CLB Giọt hồng: nhằm mục đích tuyên truyền vận động sinh viên trong khoa nói riêng và mọi tầng lớp người dân về lĩnh vực hiến máu nhân đạo cứu người.
- CLB Ambition student: giúp sinh viên chuẩn bị và rèn luyện những kĩ năng mềm, kĩ năng sống cần thiết phục vụ cho học tập và công việc cũng như tạo môi trường, cơ hội để các bạn sinh viên phát triển và thực hiện kĩ năng mềm của mình.
Xem thêm
Thư viện Trường Du Lịch - Đại Học Huế có chức năng phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý thư viện của trường. Nguồn tài liệu điện tử đa dạng với hơn 1.200.000 tài liệu gồm giáo trình, ebook, luận văn, báo cáo của Tailieu.VN; được khai thác nguồn tài nguyên thư viện số của hơn 100 trường ĐH – CĐ khác. Thư viện của trường hướng tới nhiều mục tiêu nhằm củng cố uy tín và chất lượng ngày càng vững mạnh hơn.
Thư viện Trường Du Lịch - Đại Học Huế có chức năng phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý thư viện của trường.
Nguồn tài liệu điện tử:
Đây là nguồn tài liệu được mua từ công ty VDOC. Sinh viên có thể download miễn phí nguồn tài nguyên khổng lồ với hơn 1.200.000 tài liệu gồm giáo trình, ebook, luận văn, báo cáo của Tailieu.VN. Khai thác nguồn tài nguyên thư viện số của hơn 100 trường ĐH – CĐ khác, trong hệ thống liên kết của Tailieu.VN.
Mục tiêu chất lượng:
- Đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng thư viện của bạn đọc.
- 100% các ngành học có nguồn tài liệu theo tiêu chí kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục.
- 100% tài liệu được xử lý nghiệp vụ theo chuẩn quốc tế và được cập nhật lên phần mềm quản lý thư viện.
- 90% yêu cầu bổ sung tài liệu của bạn đọc được đáp ứng.
- 100% cán bộ thư viện được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và xếp loại thi đua B- trở lên theo khung xếp loại thi đua của Nhà trường.
Xem thêm
Xuất phát từ nhu cầu bức thiết về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao để phát triển du lịch Thừa Thiên Huế, khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, cũng như yêu cầu tổ chức lại các chuyên ngành đào tạo có liên quan đến du lịch tại Đại học Huế, ngày 14/1/2008 Giám đốc Đại học Huế đã ký quyết định số 020/QĐ-ĐHH-TCNS thành lập Khoa Du lịch trực thuộc Đại học Huế.
Trải qua gần 13 năm hình thành và không ngừng phát triển, ngày 16/11/2020, Hội đồng Đại học Huế đã ra quyết định số 75/QĐ-HĐĐH phê duyệt đề án thành lập Trường Du lịch thuộc Đại học Huế.
Định vị tại Huế – thành phố của du lịch của Việt Nam – Trường Du lịch – Đại học Huế là môi trường lý tưởng cho đào tạo du lịch, kết hợp học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn. Với sứ mạng “đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên và trên cả nước; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Trường Du lịch – Đại học Huế luôn chú trọng đến chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, đặc biệt luôn nỗ lực cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng ngoại ngữ cho sinh viên thông qua việc xây dựng và phát triển mạng lưới liên kết hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chiều tối 17/8, Đại học Huế ban hành quyết định công bố điểm trúng tuyển đợt 1 tuyển sinh vào Đại học hệ Chính quy năm 2024 của Đại học Huế theo phương thức sử dụng kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024.
Hiện Đại học Huế có 9 trường Đại học thành viên gồm: Trường Đại học Luật; Đại học Y dược; Đại học Khoa học; Đại học Sư phạm; Đại học Kinh tế; Đại học Ngoại ngữ; Đại học Nông lâm; Đại học Nghệ thuật và Trường Du lịch. Ngoài ra, có 4 khoa thuộc Đại học Huế gồm Khoa Giáo dục Thể chất; Khoa Kỹ thuật và Công nghệ; Khoa Quốc tế và Phân viện Đại học Huế tại Quảng Trị.
Theo công bố, điểm trúng tuyển đợt 1 của các trường, khoa thuộc Đại học Huế năm 2024 thấp nhất 15 điểm và cao nhất 28,3 điểm.
Trong đó, Đại học Sư phạm Huế là trường có điểm chuẩn trúng tuyển trung bình cao nhất trong toàn Đại học Huế. Cụ thể, một số khoa thuộc Trường Đại học Sư phạm có điểm chuẩn cao như Sư phạm Lịch sử: 28,3; Sư phạm Vật lý (ĐT bằng Tiếng Anh): 28,2; Sư phạm Ngữ Văn: 28,1; Sư phạm Đại lý: 28,05; Sư phạm Hoá học và Sư phạm Sinh học cùng 28 điểm.
Cùng với Trường Đại học Sư phạm, một số đơn vị khác thuộc Đại học Huế cũng công bố điểm trúng tuyển cao như Khoa sư phạm tiếng Anh (Trường Đại học Ngoại Ngữ) với 27,1 điểm; Khoa Sư phạm tiếng Trung Quốc (Trường Đại học Ngoại Ngữ) với 26,5 điểm; Ngành Y khoa (Trường Đại học Y dược) với 26,3 điểm.