Nghề Làm Đẹp Cho Phụ Nữ

Nghề Làm Đẹp Cho Phụ Nữ

NDO - Sáng 12/12, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) tổ chức Lễ ra mắt chương trình "Xây Tết 2025” với những...

NDO - Sáng 12/12, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) tổ chức Lễ ra mắt chương trình "Xây Tết 2025” với những...

Làm nails, trang điểm cá nhân

Bạn yêu thích trang điểm và làm đẹp? Vậy thì làm nails hoặc nhận trang điểm cá nhân quá xứng đáng để trở thành một nghề tay trái kiếm thêm thu nhập cho bạn.

Bạn có thể đăng ký học một khóa makeup cá nhân, làm nails để bắt đầu lấn chân vào hành trình bồi dưỡng kiến thức; hoặc bạn cũng có thể tự học trên Youtube, Tiktok, Facebook, Instagram,…

Có thể kể đến một vài kênh Youtube dạy trang điểm giúp bạn tự lĩnh hội tri thức như:

Vào buổi tối, khi bạn đã tan sở hoặc lo cho con cái ăn uống xong, bạn có thể nhận làm nails tại nhà. Vì là nghề tay trái, nên bạn có thể làm lấy tiền công; cũng có thể làm miễn phí cho người quen, bạn bè trước. Nếu họ thấy đẹp, giá cả hợp lý, họ sẽ tự kéo khách đến cho bạn.

Làm Youtuber, Tiktoker, Blogger

Đây sẽ là một gợi ý cho bạn nếu bạn yêu thích sự chia sẻ, cống hiến và sáng tạo. Bạn có thể chia sẻ cách chăm sóc và dạy dỗ con cái, quay các vlog hướng dẫn nấu ăn, review sản phẩm,…

Kênh Youtube của Giang Ơi là một ví dụ về mảng làm mẹ: https://www.youtube.com/@GiangOi

Đây cũng là cách tốt để bạn quảng bá hình ảnh cũng như thương hiệu cá nhân của mình khi bạn sử dụng một trong các ý tưởng kiếm tiền trong thời gian rảnh rỗi mà tôi đã nêu trên.

Ví dụ: Khi bạn làm đồ handmade, bạn có thể quay video và đăng tải hướng dẫn lên kênh Youtube, Tiktok hoặc Blog của mình, gắn kèm link mua dưới phần mô tả, bình luận,…

Mạng xã hội Tiktok chú trọng phát triển các video ngắn – một hình thức thu hút người dùng vô cùng hiệu quả và dễ lên xu hướng. Bạn có thể tận dụng nền tảng này để quảng bá, kinh doanh.

Nếu nhà bạn có lợi thế gần các trường đại học, cao đẳng, các khu cho thuê trọ thì mở tiệm giặt là chắc chắn là một ý tưởng tuyệt vời để trả lời cho câu hỏi: phụ nữ nên làm gì để kiếm thêm thu nhập?

Số lượng sinh viên ngày càng đông và nhu cầu thuê trọ ngày càng nhiều. Sinh viên hiện nay có những bạn “ăn xổi ở thì”, lười làm việc nhà bởi trước kia đã quen có mẹ làm giúp; cũng có những bạn bận bịu đi học, đi làm từ sáng đến tối, không có thời gian giặt giũ. Khi đó, các bạn ấy sẽ mang đến các tiệm giặt là để xử lý.

Trên đây là những chia sẻ của tôi về chủ đề: phụ nữ nên làm gì để kiếm thêm thu nhập? Cùng là những người phụ nữ với nhau, tôi cũng chỉ muốn mang đến những giá trị tốt đẹp cho các bạn.

Chúc các bạn lựa chọn cho mình một hình thức kinh doanh phù hợp và kiếm tiền thành công nhé!

Kể từ khi Mai bắt đầu làm việc tại tiệm nail của mẹ tôi 5 năm trước, tôi luôn bắt gặp hình ảnh cô ngồi khom lưng chăm chút cho một bàn chân nào đó. Khi tôi đến tiệm vào buổi sáng, cô đắp chiếc 2 chiếc khăn nóng quanh chân một nam khách hàng. Cô xoay sở để cân bằng cơ thể mình một cách hoàn hảo trên chiếc ghế nhỏ xíu, đùi hơi gập quanh chân ghế spa. Khi đến phần massage, cô dồn lực, xoa bóp bắp chân theo những đường tròn nhỏ. Cô nổi tiếng là người massage giỏi nhất ở đây.

Cô Mai làm "thợ nước" trong một tiệm nail ở Snellville, bang Georgia, Mỹ.

Mai đánh son màu hồng, áo sơ mi của cô mới ủi. Đến cuối ngày, quần áo của cô có thể sẽ bị vấy sơn móng tay, dầu dưỡng móng tay, kem tẩy da chết chiết xuất lô hội hoặc hỗn hợp của những thứ đó.

Mai là một "thợ nước". Điều đó có nghĩa là cô ấy chỉ có thể làm móng tay và móng chân, không cần thêm kỹ năng làm móng tay giả. Vì vậy, Mai không có bàn làm việc riêng. Khi hoàn thành một công việc, cô thư giãn trên ghế spa, đi tới phòng phía sau để ăn, hoặc lướt điện thoại ở phòng chờ phía trước.

Ngồi cách Mai vài ghế spa là Phụng. Phụng có thể làm móng bột acrylics, vì vậy cô được gọi là "thợ bột". Phụng được khách hàng biết đến với cái tên Ivy, cô đang ngồi trên ghế đẩu, sửa lại móng cũ cho khách.

Phụng được khách hàng biết đến với tên Ivy, là một trong những thợ nail lành nghề nhất tiệm.

Cuối tuần, tôi thường đến cửa hàng giúp mẹ quét dọn, và thường thấy một đống bụi màu hồng, điểm xuyết những mẩu móng tay ở chân bàn của Phụng. Nhìn thấy tôi đến hôm nay, cô gật đầu chào rồi tiếp tục công việc với bộ móng. Chiếc áo ba lỗ màu hồng đào để lộ làn da mượt mà của cô, mái tóc cô được sấy vào nếp hoàn hảo.

Phụng làm việc thuần thục như thể nó đã trở thành một loại phản xạ có điều kiện. Là một trong những nhân viên lành nghề nhất tiệm, cô hầu như đã bỏ lại các thợ nước phía sau. Biết đắp bột là một lợi thế, nhưng cũng là một mối độc hại.

Phụng đeo một chiếc khẩu trang lớn màu trắng và lót 6 lớp khăn giấy bên trong để không bị ung thư. Dù ngồi ghế nhưng lưng cô vẫn đau vì phải khom xuống cả ngày. Cô cũng không được từ chối bất cứ yêu cầu của khách. "Khách hàng luôn nghĩ vì họ đang trả tiền nên họ có thể có mọi thứ họ muốn", Phụng nói.

Sự bùng nổ của các thợ làm móng người Việt tại Georgia là kết quả của sự va chạm giữa hai phong trào. Phong trào đầu tiên bắt đầu ở California vào những năm 1970, khi những người tị nạn tìm đến California. Tippi Hedren - một diễn viên Hollywood, muốn giúp đỡ phụ nữ tại một trại tị nạn gần Sacramento nên đã thuê thợ làm móng riêng của mình tới dạy 20 phụ nữ cách làm móng. Lớp học đầu tiên đó tiếp tục dạy nghề cho nhiều sinh viên, đỉnh cao là một thế hệ hiện đang nắm thế độc tôn trong ngành nail.

Phong trào thứ hai là cuộc di cư hàng loạt của người Việt Nam đến Atlanta – nơi có thời tiết dễ chịu, trong đó có Phụng. Cô đến Boston lần đầu vào tháng 11 năm 2005. Sau một tháng mùa đông sống ở Boston, cô chuyển đến Arizona nhưng nơi này lại quá nóng. "Tôi không muốn các con tôi phải khổ thêm nữa", Phụng nói.

Suốt một năm sau đó, cô và chồng mỗi tối đều xem kênh dự báo thời tiết, lọc ra những thành phố có khí hậu tốt nhất. Chồng cô chọn Atlanta – nơi nhiều nắng và khí hậu ôn hòa, không có các hình thái thời tiết bất ổn, lại có rất nhiều người Việt sống ở đó. Họ chuyển tới Atlanta vào năm 2007. Năm 2009, Phụng mở một tiệm làm nail của riêng mình.

Năm 2013, chồng Phụng qua đời vì đau tim. 10 tháng sau, cô bán cửa tiệm của mình và bắt đầu làm việc cho mẹ tôi.

Các thợ nail chăm sóc khách hàng.

Giờ đây, các tiệm làm móng đã trở thành hình thức kinh doanh chủ lực ở vùng ngoại ô miền nam nước Mỹ. Mọi trung tâm mua sắm đều có tiệm nail, nào là Diamond Nails (Móng kim cương), Classy Nails (Móng đẳng cấp), Fancy Nails (Móng độc lạ) hay Luxury Nails (Móng sang trọng). Thậm chí trong vài siêu thị Walmarts cũng có tiệm nail, tuy nhiên những địa điểm như vậy thường ít doanh thu hơn do khách hàng cho ít tiền tip hơn.

Bên cạnh việc mở các tiệm làm móng, người Mỹ gốc Việt cũng cho ra mắt dây chuyền sản xuất của riêng mình, chủ yếu là ở Atlanta. Người Việt từ Tennessee, Alabama, South Carolina và Florida sẽ lái xe đến đó để lấy acetone, cotton và sơn móng tay.

Những người thợ nail làm không phải vì đam mê, mà để kiếm sống thì đúng hơn. Với Mai, cô không có lựa chọn nào khác. Mẹ Mai bỏ đi ngay sau khi sinh con và bỏ cô lại trên giường bệnh viện. Các y tá lặng lẽ chuyển cô đến một trại trẻ mồ côi địa phương, nơi hàng trăm đứa trẻ cũng bị bỏ rơi như Mai. Mai không được đến trường. Cô học đọc và viết tại một ngôi chùa ở địa phương. Không được nhận nền giáo dục cơ bản, cô dường như lúc nào cũng phải vật lộn để sinh tồn - và điều đầu tiên cô làm là chạy trốn.

Khi Mai 16 tuổi, cha nuôi của cô muốn gả cô cho một người đàn ông cô chưa từng gặp. Mai trốn khỏi trang trại của họ và trở về Biên Hòa, thành phố nơi cô sinh ra. Hai năm tiếp theo, cô làm việc trong một chợ cá. Mỗi buổi sáng, cô cạo vảy cá, cắt khúc rồi bán cá ở khu chợ mở cửa vào lúc bình minh. Chiều và tối, cô nhặt vỏ lon, túi nilon và chai nhựa để bán lấy tiền. Đêm đến, cô mắc võng ngủ ngay tại sạp hàng cá của mình.

Vị cứu tinh đầu tiên của Mai chính là chồng cô. Chú ấy lái xe ba gác đi làm và tạt ngang qua hàng cá của cô vào một buổi sáng nọ. "Chắc chú ấy phải dễ thương lắm", tôi nói. Mai cười. Cô nói với tôi rằng bạn bè cô đã thuyết phục cô kết hôn với người đàn ông đó vì người đó có một ngôi nhà. "Họ nói cô cũng sẽ có nhà nếu hai cô chú thích nhau. Như thế sẽ an toàn hơn là ngủ màn trời chiếu đất", Mai kể lại.

Ân nhân thứ hai của Mai cũng gặp cô trên đường phố. Người đàn ông này cô gọi là Ông 8, hay Chú 8, bắt gặp cô đi cùng chồng trên chiếc ba gác. Ông nhận ra cô là con lai và cảm nhận được cuộc sống của cô khó khăn nhường nào. Ông muốn giúp cô tới Mỹ, nơi cô có thể tìm cho mình một cuộc sống tốt hơn. Ông giúp Mai làm giấy khai sinh và giấy đăng ký kết hôn, rồi cho vợ chồng cô vay 1.000 USD để trang trải chi phí đi lại ở Sài Gòn.

Trong tiệm có vô số loại sơn móng tay.

Khi mới đến Mỹ, cô sống ở Clarkston, một khu phố của Atlanta. Hàng xóm của Mai giới thiệu cô tới làm tại Tomopack, một nhà máy chế biến và cung cấp thực phẩm cho quân đội. Trong vòng vài tuần, Mai và chồng đã làm việc toàn thời gian. Cô đếm đồ ăn còn chồng cô xếp chúng lên các tấm kê hàng.

"Cô không bao giờ nhận dù chỉ một đồng phúc lợi", Mai nói đầy kiêu hãnh và tự tin. Sau 10 năm gắn bó với Tomopack, hai vợ chồng Mai đều bị thôi việc. Một người bạn của Mai đang làm việc tại salon của cha tôi, bảo cô gọi cho mẹ tôi. Mai không có kinh nghiệm làm móng, nhưng mẹ tôi vẫn nhận cô.

Thỉnh thoảng, Mai giúp mẹ tôi quét dọn và lau sàn sau giờ làm việc, mẹ tôi thường đưa thêm cho cô 5 hoặc 10USD. Số tiền đó không nhiều, nhưng chắc chắn vẫn hơn mức lương 3,75 USD/giờ tại Tomopack.

Ngay từ khi mới đi làm, Mai đã gửi tiền về Việt Nam cho gia đình chồng. Tuy cuộc sống ở Mỹ của cô còn nghèo khó, nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với ngôi nhà tranh của họ ở Việt Nam, ngôi nhà không có tường, chỉ có cột gỗ ở 4 góc. Tiền Mai gửi về được dùng để mua thực phẩm, thuốc thang và lo việc hiếu hỷ.

Mai và Phụng vui vẻ nói chuyện với nhau.

Sau nhiều năm sống ở Mỹ, Phụng cũng đủ khả năng đưa bố mẹ và một số anh chị em của mình qua đây, mặc dù một nửa trong số họ vẫn ở Việt Nam.

Nhớ lại những khó khăn từng trải qua, Phụng nói: "Đôi khi cô cảm thấy muốn khóc, nhưng cô không khóc vì cô muốn các con nhìn thấy mẹ chúng cười. Cô sống vì chúng nó mà".

Mai nói với tôi rằng cô ấy rất hạnh phúc. "Ông trời đã cho cô một công việc, và cuộc sống thật yên bình".

"Cô có bao giờ nghĩ tới việc chuyển đi chỗ khác không?", tôi hỏi. "Không, cô sống ở Stone Mountain 16 năm rồi. Cô quen ở đây rồi".

Mai ngồi, tay vòng qua lưng ghế, hai chân bắt chéo. Son môi của cô hơi phai đi sau khi chăm sóc chân cho 2 khách hàng, nhưng lưng cô vẫn ưỡn thẳng. Đôi mắt Mai có ánh nhìn xa xăm giống Phụng, nhưng khi cô nhắm mắt lại với khuôn miệng mỉm cười, trông cô thực sự rất ung dung tự tại.

* Bài viết của My Ngoc To - con gái một chủ tiệm nail gốc Việt tại Snellville (bang Georgia, Mỹ) đăng trên The Guardians.