Quy Định Về Nghỉ Phép Của Nhân Viên

Quy Định Về Nghỉ Phép Của Nhân Viên

Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 109/2021/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2016/TT-BQP ngày 23/8/2016 quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.

Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 109/2021/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2016/TT-BQP ngày 23/8/2016 quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.

Quy định về số ngày nghỉ phép năm

Căn cứ tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 113 người lao động được nghỉ hàng năm theo quy định:

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

Được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

Được nghỉ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

Được nghỉ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Số ngày nghỉ hằng năm đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Ngoài quy định về số ngày nghỉ phép năm khi còn làm việc thì tại Khoản 3, Điều 113 còn quy định các trường hợp nghỉ phép năm trong một số trường hợp cụ thể:

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định

Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Chế độ nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp

Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu tương ứng với điều kiện về tuổi trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì sẽ được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động đang làm việc ở điều kiện bình thường.

Trường hợp 2: Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu không xem xét đến điều kiện về tuổi nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và bị nhiễm HIV do rủi ro, tai nạn nghề nghiệp trong khi người này thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trường hợp 3: Quân nhân chuyên nghiệp trong trường hợp sau được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi: Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên; Có đủ 15 năm làm công việc, làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi mà có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01.01.2021.

Trường hợp 4: Trong trường hợp sau quân nhân chuyên nghiệp sẽ được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi: Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Trường hợp 5: Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu mà không xem xét yếu tố về tuổi nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên; Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; Có đủ 15 năm trở lên làm công việc, làm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Trường hợp 6: Quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất thì được về hưu.

Cụ thể hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm như sau:

a) Cấp uý: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;

b) Thiếu tá, Trung tá: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;

c) Thượng tá: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.

Trường hợp 7: Nam quân nhân chuyên nghiệp nếu có đủ 25 năm, nữ quân nhân chuyên nghiệp nếu có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do việc thay đổi liên quan đến tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí và sử dụng quân nhân chuyên nghiệp được thì người này sẽ được về hưu mà không xem xét điều kiện về tuổi.

Trường hợp 8: Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi họ đủ 40 tuổi thì sẽ được ưu tiên bồi dưỡng, đào tạo và được chuyển ngành hoặc được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội.

Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng tiếp và cũng không thể chuyển ngành được thì nếu quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm công tác dưới vị trí là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.

Số ngày nghỉ phép năm theo thâm niên

Đối với người lao động nghỉ phép hằng năm sẽ tăng theo thâm niên. Cụ thể theo tại Điều 114, Bộ luật lao động 2019 quy định:

Ví dụ: Người lao động làm việc đủ 12 tháng, làm công việc trong điều kiện bình thường được nghỉ phép trong năm là 12 ngày làm việc. Khi có đủ từ 5 năm làm việc cho 1 người lao động trở lên thì số ngày nghỉ phép năm tăng lên 13 ngày.

Tương tự ngày nghỉ phép năm tăng lên 15 ngày đối với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật; tăng lên 17 ngày đối với người làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Như vậy, trong bài viết trên đây, Bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã gửi đến bạn đọc một số thông tin cần thiết nhất về chế độ nghỉ phép năm. Mong rằng những chia sẻ trên có thể mang lại cho quý độc giả những thông tin hữu ích nhất.

Cách tính số ngày nghỉ hằng năm

Cách tính ngày nghỉ phép có một số trường hợp đặc biệt. Căn cứ theo Điều 66, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động 2019, cách tính như sau:

- Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.

Công thức tính số ngày phép năm như sau:

Số ngày phép = [( Số ngày nghỉ phép khi làm đủ năm + Số ngày phép thâm niên (nếu có))/ 12] x Số tháng làm việc thực tế

- Trường hợp NLĐ làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.

- Toàn bộ thời gian NLĐ làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Điểm mới về quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp

Thông tư 109/2021/TT-BQP chính thức có hiệu lực từ ngày 10.10. Thông tư này đã sửa đổi, bổ sung của một số quy định của Thông tư 113/2016/TT-BQP ngày 23/8/2016 quy định về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, viên chức và công nhân quốc phòng. Theo đó, một số điểm mới của Thông tư 109/2021/TT-BQP về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp như sau:

Thêm quy định về ngày nghỉ hàng tuần do huấn luyện

Vẫn như quy định trước đây được ghi nhận tại Điều 4 của Thông tư 113/2016/TT-BQP thì quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hằng tuần vào ngày thứ Bảy và ngày Chủ nhật.

Đồng thời, cũng theo quy định này, quân nhân chuyên nghiệp có thể được nghỉ bù vào các ngày khác trong tuần nếu do nhiệm vụ đặc biệt, do tính chất của đơn vị mà quân nhân chuyên nghiệp không thể được nghỉ vào hai ngày này được. Việc nghỉ bù cụ thể vào ngày nào sẽ do chỉ huy của đơn vị sắp xếp.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 109/2021/TT-BQP, nếu đơn vị sẵn sàng chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị đó thì việc nghỉ hằng tuần của quân nhân chuyên nghiệp sẽ do chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên thực hiện. Còn việc sắp xếp nghỉ cụ thể như thế nào phải căn cứ vào tình hình nhiệm vụ của đơn vị để thực hiện.

Như vậy, so với quy định cũ của thông tư 113, Thông tư 109 đã quy định cụ thể hơn về người có thẩm quyền thực hiện việc nghỉ hằng tuần của quân nhân chuyên nghiệp. Đồng thời, cũng bổ sung thêm các trường hợp do huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu mà có thể sắp xếp nghỉ hằng tuần khác ngày thứ Bảy và ngày Chủ nhật.

Thêm trường hợp nghỉ phép 10 ngày/năm khi đóng quân xa nhà

Một trong những đổi mới quan trọng của Thông tư 109/2021/TT-BQP so với trước đây là quy định về chế độ nghỉ phép hằng năm. Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp sẽ được nghỉ phép hằng năm với thời gian như sau:

Những quy định này không khác biệt gì so với các quy định cũ tại Điều 5 Thông tư 113/2016/TT-BQP. Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP thì việc nghỉ phép hằng năm của quân nhân chuyên nghiệp đang đóng quân ở đơn vị xa gia đình được sửa đổi, bổ sung như sau:

– Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở DK;

– Đóng quân tại địa bàn vùng sâu, vùng xa hoặc vùng biên giới và đơn vị cách xa gia đình từ 300 km trở lên;

– Đơn vị đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1

– Đơn vị đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa hoặc vùng biên giới mà cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và đang hưởng phụ cấp khu vực với hệ số từ 0,5 đến 0,7 hoặc tại các đảo mà đang được hưởng phụ cấp khu vực với hệ số từ 0,1 đến dưới 1,0;

– Đóng quân tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa hoặc vùng biên giới mà cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số phụ cấp khu vực là 0,5 trở lên;

– Đơn vị đóng quân tại các đảo mà được hưởng phụ cấp khu vực;

– Nghỉ phép năm khi được nghỉ thêm

– Nếu đơn vị vẫn không thể bố trí cho quân nhân chuyên nghiệp nghỉ phép thì quân nhân chuyên nghiệp được xem xét để thanh toán tiền lương đối với số ngày chưa nghỉ phép năm

– Đơn vị không sẵn sàng chiến đấu: Thực hiện cho nghỉ phép phù hợp với yêu cầu, tính chất nhiệm vụ

– Nhà trường, học viện bố trí cho nghỉ phép tập trung vào dịp nghỉ hè

Như vậy, theo quy định mới tại Thông tư 109/2021/TT-BQP đã bổ sung thêm các trường hợp quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ phép thêm 10 ngày/năm với quân nhân đang đóng quân ở các đơn vị xa gia đình. Cụ thể là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa hoặc vùng biên giới mà cách xa gia đình từ 300 km trở lên.

Trong đó, để xác định đơn vị xa gia đình thì phải căn cứ vào nơi cư trú của chồng/vợ, con nuôi hợp pháp, con đẻ; người nuôi dưỡng hợp pháp, bố mẹ của quân nhân đó hoặc của vợ/chồng quân nhân đó.

Quy định mới về ngày nghỉ lễ, Tết của quân nhân

Quân nhân chuyên nghiệp vẫn được nghỉ phép vào các ngày lễ, ngày Tết gồm: 01 ngày Tết Dương lịch; 05 ngày Tết Âm lịch; 01 ngày 30/4; 01 ngày 01/5; 02 ngày Quốc khánh; 01 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch.

Ngoài ra, quân nhân chuyên nghiệp cũng được nghỉ vào ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 như quy định trước đây quy định tại Thông tư 113/2016.

Tuy nhiên, Thông tư 109/2021/TT-BQP đã không còn quy định ngày nghỉ lễ, Tết mà trùng với ngày nghỉ hằng tuần của quân nhân chuyên nghiệp thì họ được nghỉ bù vào những ngày kế tiếp. Thay vào đó, quân Thông tư 109/2021/TT-BQP lại quy định nếu do yêu cầu nhiệm vụ hoặc do nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, việc nghỉ lễ, Tết của quân nhân chuyên nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình thực tế nhiệm vụ của đơn vị.

Quân nhân được hưởng khoản tiền chênh lệch khi nghỉ hưu

Thời gian nghỉ chuẩn bị hưu của quân nhân chuyên nghiệp tại Thông tư mới vẫn quy định như tại Thông tư 113/2016/TT-BQP. Tuy nhiên, nếu quy định cũ căn cứ vào số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính thời gian chuẩn bị hưu thì khoản 4 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP lại chỉ căn cứ vào số năm công tác để tính thời gian này. Theo đó, thì thời gian nghỉ chuẩn bị hưu gồm:

Ngoài ra, Thông tư 109 mới cũng đã bổ sung thêm quy định: