I. Đại cương Quá trình gây mê diễn biến qua các giai đoạn:
I. Đại cương Quá trình gây mê diễn biến qua các giai đoạn:
Đối với mỗi tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ xem xét phương pháp gây mê phù hợp để cuộc phẫu thuật đạt kết quả tốt cho người bệnh. Các phương pháp gây mê phổ biến bao gồm:
Cùng với gây tê, gây mê cũng là phương pháp vô cảm giúp giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn cho người bệnh. Người bệnh khi được gây mê sẽ không cảm thấy đau đớn, do đó nằm yên, không cử động, không lo lắng… qua đó đảm bảo yếu tố an toàn và thành công của cho ca phẫu thuật.
Gây mê là phương pháp sử dụng thuốc mê giúp người bệnh tạm thời mất ý thức, có thể không cảm thấy đau trong hoặc sau khi phẫu thuật. Sau khi thuốc đào thải hết thì người bệnh sẽ tỉnh lại. Thường trong gây mê bác sĩ sẽ dùng thêm các thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ làm mất trương lực cơ giúp người bệnh nằm yên để bác sĩ phẫu thuật viên tiến hành phẫu thuật một cách chính xác và an toàn cho người bệnh. Liều lượng thuốc gây mê có thể thay đổi tùy theo cân nặng, thể trạng người bệnh, tình trạng chức năng các cơ quan như gan, thận và tùy vào các bệnh lý nội khoa đi kèm. (1)
Theo BS.CKII Lưu Kính Khương – Trưởng khoa Gây mê Hồi sức, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, thuốc gây mê sau khi được đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hay đường hô hấp sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương, người bệnh dần rơi vào trạng thái mất cảm giác toàn thân, thông qua việc gây ngủ, mất ý thức. Gây mê có thể sử dụng phổ biến từ những thủ thuật đơn giản như nội soi đường tiêu hóa cho đến những cuộc phẫu thuật lớn như mổ não, tim…
Đối với liều lượng thuốc gây mê. Nếu dùng liều quá ít thì không đủ gây mê người bệnh, liều quá cao sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc. Do đó, tùy từng ca bệnh và loại phẫu thuật mà bác sĩ gây mê sẽ đưa ra phác đồ gây mê phù hợp. Bác sĩ gây mê sẽ xem xét liều lượng, phối hợp các loại thuốc khác nhau như thuốc mê, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ… giúp người bệnh ngủ đủ sâu, giảm đau tốt, tránh các phản ứng gây hại và giãn cơ đủ giúp người bệnh luôn nằm yên để cuộc mổ được tiến hành nhanh chóng và an toàn. Tại BVĐK Tâm Anh, khi người bệnh tỉnh giấc thì ca mổ đã hoàn thành tốt đẹp.
Cũng theo BS CKII Lưu Kính Khương, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau trước khi gây mê:
Những điều người bệnh “Nên” và “Không nên” làm sau khi gây mê:
Đối với những cuộc mổ lớn, tùy thuộc vào tình trạng vết mổ, người bệnh sau khi cắt chỉ mới có thể sinh hoạt lại bình thường.
Với tiêu chí an toàn trong gây mê quyết định sự thành bại của bất cứ ca phẫu thuật nào, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã thành lập Trung tâm Gây mê – Hồi sức, Điều trị đau và chăm sóc giảm nhẹ để phục vụ các kỹ thuật gây mê, hồi sức, giảm đau cho người bệnh. Trung tâm ra đời nhằm phục vụ cho tất cả các khoa ngoại như Ngoại niệu, Chấn thương Chỉnh hình, IVF, Sản, Ngoại Tổng quát, Nhi, Tim mạch,… cũng như các thủ thuật ngoài phòng phẫu thuật như nội soi tiêu hóa, chẩn đoán hình ảnh (MRI, CT – scan, siêu âm)…
Hiện BVĐK Tâm Anh đang áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thực hành gây mê phẫu thuật an toàn theo các hướng dẫn quốc tế. Khoa Gây mê hồi sức BVĐK Tâm Anh hội tụ đội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng gây mê giàu kinh nghiệm cùng các trang thiết bị hiện đại như máy gây mê tự động GE Aisys CS2 có tính năng huy động phế nang tự động tránh tình trạng xẹp phổi cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật, máy siêu âm, bơm tiêm điện PCA, máy phá rung… giúp đảm bảo an toàn trong quá trình phẫu thuật và hồi sức sau mổ.
Hơn nữa, trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được thăm khám tiền mê, làm các chỉ định xét nghiệm cần thiết để gây mê, gây tê an toàn, thành công.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Dù có một số phản ứng phụ sau gây mê, nhưng giữa lợi ích và tác hại, các bác sĩ sẽ lựa chọn những lợi ích lâu dài cho người bệnh. Những phản ứng phụ sau gây mê có thể diễn ra trong thời gian ngắn và hết sau đó. Lợi ích lâu dài, người bệnh được chữa khỏi căn bệnh mà cơ thể đang mang, trở lại với cuộc sống sinh hoạt đời thường với trạng thái vui vẻ.
Các chuyên gia xem gây mê là phương pháp vô cảm an toàn, nhờ vào những tiến bộ trong kinh nghiệm lâu năm, chuyên môn giỏi, thuốc men và thiết bị y tế hiện đại tại BVĐK Tâm Anh. Dù có rất ít những vấn đề nghiêm trọng xảy ra trong qua quá trình gây mê nhưng bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng có thể xảy biến chứng tiềm ẩn, do đó dự phòng để có cuộc mổ tốt đẹp vẫn là điều nên chuẩn bị ứng phó (2):
Một cuộc gây mê được chia thành nhiều giai đoạn: Tiền mê, khởi mê, duy trì mê, tỉnh mê. Trong những giai đoạn này, khởi mê và tỉnh mê rất quan trọng vì khi ấy người bệnh chuyển từ trạng thái thức tỉnh sang trạng thái mê và ngược lại. Nhiều biến động sinh lý có thể xảy ra, do đó người bệnh cần được theo dõi kỹ và xử lý kịp thời để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp gây mê thay cho gây tê. Những trường hợp cụ thể như sau: Phẫu thuật cho trẻ nhỏ khi các bé không hợp tác; người bệnh rơi vào trạng thái lo lắng thái quá, sợ hãi, khi cuộc phẫu thuật kéo dài, cần kiểm soát tốt hô hấp cho các vị trí phẫu thuật ở vùng đầu, mặt cổ, trong lồng ngực… Ngoài ra, một số phẫu thuật cần giãn cơ, bệnh nhân không thể thở tự chủ, cần phải hỗ trợ hô hấp.
Những ảnh hưởng không mong muốn của thuốc mê đến các cơ quan khác nhau của cơ thể như: Tim mạch (giảm cung lượng tim, gây tụt huyết áp, giảm sức co bóp cơ tim…), hô hấp (ức chế hô hấp, chậm nhịp thở, tăng tiết nhầy…), hệ thần kinh trung ương (gây ảo giác, tăng áp lực nội sọ…) tuy nhiên các ảnh hưởng này thường chỉ thoáng qua và có thể dễ dàng dùng thuốc hóa giải.
Đối với phương pháp gây mê toàn thân, trong một vài trường hợp, người bệnh phải nằm viện vài giờ đến vài ngày sau phẫu thuật. Gây mê toàn thân có thể ảnh hưởng, phản xạ và sự tập trung của người bệnh trong thời gian 1 – 2 ngày.