Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu gạo, với sản lượng lớn và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường trên thế giới. Ngày nay, sản xuất lúa ở Việt Nam phát triển với những thành tựu mới nhờ kết quả mới của kỷ nguyên di truyền học hiện đại, nguồn tài nguyên giống lúa phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam có giá trị xuất khẩu chưa cao, tăng chậm, đồng thời, chưa bảo đảm quyền lợi và thu nhập cho người trồng lúa.
Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu gạo, với sản lượng lớn và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường trên thế giới. Ngày nay, sản xuất lúa ở Việt Nam phát triển với những thành tựu mới nhờ kết quả mới của kỷ nguyên di truyền học hiện đại, nguồn tài nguyên giống lúa phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam có giá trị xuất khẩu chưa cao, tăng chậm, đồng thời, chưa bảo đảm quyền lợi và thu nhập cho người trồng lúa.
Gạo xuất khẩu sang Châu Âu phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy định kiểm dịch thực vật, dán nhãn, CO,... chi tiết các quy định về tiêu chuẩn như sau:
Chất lượng tiêu chuẩn của lúa gạo xuất khẩu sang thị trường Châu Âu phải đảm bảo theo các quy định của khối EU về độ ẩm, sản lượng gạo xát, kích thước. Căn cứ theo Quy định số 1308/2013, cập nhật năm 2020 của EC đưa ra tiêu chuẩn cho gạo như sau:
Có sản lượng gạo xát nguyên hạt 63% trọng lượng (với tỷ lệ hạt lép 3%).
Quy định về vệ sinh thực phẩm bao gồm đầy đủ các công đoạn sản xuất, chế biến, phân phối và sản phẩm phân phối ra thị trường theo
Bên cạnh đó, sản phẩm phải tuân thủ đúng theo các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000 cùng với việc áp dụng các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) để đảm bảo an toàn sản phẩm.
EU quy định về giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Tricyclazole trong gạo nhập khẩu vào EU là 0,01 mg/kg.
Quy định EC số 396/2005 cập nhật năm 2021 thiết lập mức dư lượng tối đa của thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm thực phẩm.
Quy định EU số 540/2011, ngày 25/5/2011 xác định các hoạt chất được phép sử dụng và phạm vi sử dụng.
Quy định EU số 2019/1793, ngày 22/10/2019 về gia tăng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp trong việc quản lý hàng hóa nhập khẩu từ nước thứ ba.
Để tránh tác động đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe con người, EU đã đặt ra giới hạn cho một số chất gây ô nhiễm có thể xuất hiện quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển hoặc lưu giữ.
Quy định EC số 1881/2006, cập nhật năm 2022 quy định về nồng độ tối đa các chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm để được phép xuất khẩu vào thị trường EU.
Quy định EC số 315/93 cập nhật năm 2009 đặt ra các thủ tục cộng đồng về chất gây ô nhiễm trong thực phẩm.
Đối với mặt hàng gạo nhập khẩu của Việt Nam, EU đã đặt ra những quy định về kiểm dịch thực vật nhằm đảm bảo sản phẩm không chứa sâu và các sinh vật gây hại.
Quy định số 2005/15/EC đối với vật liệu đóng gói và vật liệu lót bằng gỗ, yêu cầu vật liệu đóng gói hoặc sản phẩm thực vật làm từ gỗ không được chứa sâu bệnh.
Đạo luật mới về Sức khỏe thực vật của EU số 2016/2031 quy định tất cả các sản phẩm thực vật sống bắt buộc phải có chứng nhận kiểm dịch thực vật và tuân thủ các quy định về dịch hại nghiêm ngặt.
Quy định EU số 2019/2072 cung cấp chi tiết về thực hiện các biện pháp bảo vệ chống lại sâu bệnh.
Gạo ST25 xuất đi châu Âu, Mỹ với giá trên 1.000 đô la Mỹ/tấn. Trong ảnh là “cha đẻ” gạo ST25 đang giới thiệu sản phẩm. Ảnh: Trung Chánh
Không chỉ thu hút thị trường trong nước, gạo thơm Việt Nam ST24, ST25 còn được báo thesaigontimes (KTSG Online) đã chia sẻ vào ngày 27/05/2022 như sau:
Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao, cho biết đơn vị này xuất khẩu gạo ST24 đi thị trường châu Âu với giá trên dưới 1.000 đô la Mỹ/tấn; kể cả ST25 cũng có giá này.
Theo ông Bình, gạo ST24 và ST25 có hương vị rất ngon, chất lượng tốt, nhưng để chinh phục được thị trường thì phải sản xuất an toàn, tức không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thậm chí, theo ông Bình, gạo ST24 và ST25 nếu đạt chứng nhận hữu cơ thì có thể bán lên đến 2.000 đô la Mỹ/tấn.
Với thị trường Mỹ, hiện có nhiều doanh nghiệp trong nước đã xuất bán gạo ST25 và được người tiêu dùng Việt Nam ở Mỹ ưa thích. Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ST25 vào Mỹ cho biết, thông qua nhà phân phối Đông Phương, mới đây đơn vị này đã xuất khẩu một lô gạo ST25 vào Mỹ với giá trên 1.000 đô la Mỹ/tấn. Theo vị này, gạo ST25 xuất sang Mỹ chủ yếu phục vụ cho người tiêu dùng Việt Nam tại đây.
Gạo ST25 của Việt Nam là loại gạo đã đạt giải nhất cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm 2019 tại hội nghị thương mại gạo thế giới lần thứ 11 diễn ra ở Manila (Philippines). Đây cũng là lần đầu tiên một giống gạo của Việt Nam đã vượt qua nhiều giống gạo của Thái Lan, Campuchia… để giành giải nhất cuộc thi này.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 3-2022, tổng các loại gạo Việt Nam đã xuất khẩu vào Mỹ đạt 3.181 tấn với trị giá 2,61 triệu đô la Mỹ, tức giá xuất khẩu bình quân đạt trên 822 đô la Mỹ/tấn. Luỹ kế, quí đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu vào Mỹ 7.787 tấn gạo với trị giá 6,24 triệu đô la Mỹ, tức giá xuất khẩu bình quân đạt trên 802 đô la Mỹ/tấn.
Cũng theo thống kê của Tổng cục hải quan, tổng lượng gạo xuất khẩu trong tháng 4-2022 đạt gần 556.000 tấn với trị giá 276 triệu đô la Mỹ, tăng 4,6% về lượng và 4,9% về trị giá so với tháng trước. Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 4, xuất khẩu gạo đạt 2,06 triệu tấn với trị giá trên 1 tỉ đô la Mỹ, tăng 4,8% về lượng, nhưng giảm 5,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Bốn tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo chủ yếu sang các thị trường gồm Philippines đạt 916.000 tấn, tăng 28,3% so với cùng kỳ; sang Trung Quốc đạt 297.000 tấn, giảm 19,6%; Bờ Biển Ngà đạt 213.000 tấn, tăng 65% so với cùng kỳ…
Qua thông tin số liệu từ báo, ta có thể nhận thấy rõ sức hút lớn đến từ dòng gạo ST24, ST25 ông Cua - gạo thơm thượng hạng Sóc Trăng. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam, danh tiếng cũng như chất lượng mà gạo ST25 mang lại thì sản phẩm này đang bị làm giả rất nhiều. Bao bì mẫu mã làm gần như là giống với sảm phẩm chính hãng, tuy nhiên về chất lượng thì giảm xuống đáng kể. Để tránh tình trạng này, người tiêu dùng nên tìm đến những nơi bán hàng chính gốc, chất lượng và có mức giá niêm yết cụ thể.
Trong văn hoá người Việt Nam, lúa gạo được xem là nguồn lương thực chính và là biểu tượng trong mỗi bữa ăn của người dân nước ta. Năm 2019, gạo Việt danh dự nhận được danh hiệu GẠO NGON NHẤT THẾ GIỚI tại Manila và vang danh trên thị trường quốc tế. Đây là danh xưng đầy tự hào dành cho gạo ST25 - do nhóm tác giả kỹ sư Hồ Quang Cua, tiến sĩ Trần Tấn Phương và thạc sĩ Trần Thị Thu Hương nghiên cứu và lai tạo.
Gạo ST24, ST25 là loại gạo thơm đặc sản Sóc Trăng. Đây là kết quả nghiên cứu suốt 20 năm trời của kỹ sư Hồ Quang Cua. Giống ST25 là thế hệ mới nhất của dòng lúa thơm lừng danh với nhiều phẩm chất được xếp vào hàng "thượng hạng". Từ việc tuyển chọn hạt giống đến việc gieo trồng đều tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt của quy trình sản xuất gạo Organic để cho ra hạt gạo cao sản sạch và an toàn sức khỏe. Chất lượng của gạo ST25 đã được công nhận trên trường quốc tế khi xuất sắc đạt danh hiệu "Gạo ngon nhất thế giới 2019" và giành giải nhì tại cuộc thi "Gạo ngon nhất thế giới 2020" được tổ chức tại Mỹ, điều này đã khẳng định phẩm cấp thượng hạng của hạt gạo Việt Nam.
Từ Tháng 07/2021, gạo sóc trăng ST25 của kỹ sư Hồ quang Cua được sản xuất và đóng gói với thương hiệu “Gạo Ông Cua” của doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí. Hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu gạo ST25 của các công ty gạo Việt Nam, nhưng Gạo Ông Cua ST25 là gạo ST25 chính hiệu được trồng và sản xuất ở Sóc Trăng của kỹ sư Hồ Quang Cua.