Hải Phòng Thuộc Vùng Nào

Hải Phòng Thuộc Vùng Nào

Theo kế hoạch của UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội), sẽ có 14 xã, thị trấn thuộc vùng xanh, áp dụng theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ và các biện pháp cao hơn.

Theo kế hoạch của UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội), sẽ có 14 xã, thị trấn thuộc vùng xanh, áp dụng theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ và các biện pháp cao hơn.

Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh nào?

Thành phố Hải Dương là thành phố trực thuộc tỉnh nằm ở trung tâm của tỉnh Hải Dương, cách Thủ đô Hà Nội 57 km, cách thành phố Hải Phòng 45 km. Thành phố Hải Dương là đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội đối với tỉnh, klhu vực, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

+ Phía bắc giáp huyện Nam Sách;

+ Phía đông giáp các huyện Kim Thành, Thanh Hà;

+ Phía tây giáp huyện Cẩm Giàng;

+ Phía đông nam giáp huyện Tứ Kỳ.

+ Cực bắc nằm ở phường Ái Quốc;

+ Cực tây nằm ở phường Tứ Minh;

+ Cực đông nằm ở xã Quyết Thắng.

Xem chi tiết: https://web01.haiduong.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=4184&title=thanh-pho-hai-duong.html

Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh nào? Mức lương tối thiểu vùng của Thành phố Hải Dương hiện nay là bao nhiêu?

Công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Như vậy, hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

Lưu ý: mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Như vậy, công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Ngoài việc bị phạt tiền, công ty còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm công ty bị xử phạt.

Hải Phòng là một thành phố nằm ở phía Đông Bắc Bắc Bộ, có bờ biển dài trên 125 km kể cả bờ biển quanh các đảo ngoài khơi (www.haiphong.gov.vn), có mạng lưới sông ngòi dày đặc và rất nhiều đảo lớn, nhỏ nằm rải rác từ vùng biển ven bờ ra vùng biển khơi, lớn nhất là đảo Cát Bà và xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ.

Biển Hải Phòng là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là nơi lưu giữ nguồn lợi sinh vật biển vô cùng phong phú và là nơi sinh cư, sinh sản của rất nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm he, mực nang, mực ống, cá hồng, cá song, cá tráp, cua ghẹ và rất nhiều loài hải đặc sản khác.

Hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển Hải Phòng diễn ra nhộn nhịp với cơ cấu ngành nghề khai thác đa dạng, ngư trường khai thác rộng lớn, từ vùng biển ven bờ quanh các quần đảo Cát Bà, Long Châu cho đến đảo Bạch Long Vỹ và vùng đánh cá chung Việt Nam – Trung Quốc. Hải Phòng có hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá khá phát triển với nhiều cảng lên cá hiện đại ở Cát Bà, Đồ Sơn và Bạch Long Vĩ, đáp ứng không những cho ngư dân Hải Phòng mà còn cho ngư dân ở nhiều tỉnh khác.

Những năm gần đây, nguồn lợi hải sản ở vùng biển vịnh Bắc Bộ nói chung và vùng biển Hải Phòng nói riêng đã và đang bị khai thác quá mức. Số lượng tàu thuyền tăng nhanh cùng với việc quản lý chưa tốt đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi cả về chất và lượng. Hàng loạt các loài hải đặc sản có nguy cơ biến mất, các loài cá tạp chất lượng thấp đang dần chiếm ưu thế trong sản lượng khai thác. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng nguồn lợi, hoạt động khai thác, ở vùng biển Hải Phòng là cần thiết, góp phần bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn lợi hải sản bền vững.

2. Hiện trạng nguồn lợi hải sản

Vùng biển Hải Phòng là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao. Những nghiên cứu gần đây đã thống kê được 124 loài cá biển thuộc 89 giống nằm trong 56 họ phân bố ở vùng biển quanh đảo Cát Bà (Bùi Đình Chung 1999). Các họ phong phú về số lượng loài là cá Khế (Carangidae) với 9 loài; họ cá Liệt (Leiognathidae) với 8 loài; họ cá đù (Sciaenidae) đã bắt gặp 7 loài; họ cá bàng chài (Labridae) bắt gặp 6 loài và họ cá bống (Gobiidae) bắt gặp 5 loài. Có 15 họ có số lượng loài từ 2 đến 4 loài. Trong các năm 2003 và 2004, Đỗ Văn Khương và nkk (2005) đã khảo sát thành phần loài hải sản ở vùng biển quanh đảo Cát Bà và đã xác định được 215 loài và nhóm loài hải sản thuộc 72 họ khác nhau. Trong đó có 173 loài cá, 26 loài giáp xác, 14 loài động vật thân mềm và 2 loài sam biển. Cá rạn san hô chiếm ưu thế với 79 loài thuộc 58 giống nằm trong 37 họ cá khác nhau (Đỗ Văn Khương & nnk. 2005). Các họ cá biển bắt gặp nhiều là cá khế, cá bống, cá hồng, cá phèn, cá lượng, cá chai, cá đù, cá mối và cá trích. Ngoài ra còn có một số đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm he, mực nang, mực ống và cua bơi. Nguồn lợi hải sản ở vùng biển Hải Phòng mang đặc điểm nguồn lợi hải sản vịnh Bắc Bộ, với thành phần loài phong phú và không có loài hoặc nhóm loài chiếm ưu thế tuyệt đối trong thành phần sản lượng khai thác. Từ năm 2001 đến năm 2005, dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam đã thực hiện 4 chuyến khảo sát nguồn lợi hải sản ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, khu vực điều tra bao phủ hầu hết vùng biển Hải Phòng, sử dụng lưới kéo đáy (Đặng Văn Thi và nnk. 2005). Kết quả khảo sát đã xác định được 515 loài/nhóm loài thuộc 10 nhóm sinh thái lớn và nhóm loài khác nhau.Trong số này, nhóm cá đáy có số lượng loài cao nhất (234 loài), tiếp theo là nhóm cá rạn san hô (117 loài), cá nổi - 86 loài; nhóm giáp xác - 47 loài, nhóm chân đầu - 27 loài, nhóm ốc và hai mảnh vỏ có 6 loài và 1 loài sam biển. Theo thống kê của Phạm Thược (2005) thì ở vịnh Bắc Bộ có 28 loài tôm. Họ tôm he (Penaeidae) phong phú nhất về thành phần loài và chiếm tỉ lệ cao trong sản lượng khai thác.

Năng suất khai thác ở khu vực đảo Cát Bà và lân cận biến động khá mạnh giữa các năm và các mùa vụ khai thác (Đỗ Văn Khương và nnk., 2005). Đối với lưới kéo cá, năng suất khai thác trung bình đạt 76,8 kg/giờ ở chuyến điều tra tháng 11, 12/2001 đại diện cho mùa gió Đông Bắc; tuy nhiên ở chuyến điều tra tháng 5, 6/2001 đại diện cho mùa gió Tây Nam, năng suất đánh bắt chỉ đạt 26,7 kg/giờ.

Đối với lưới kéo tôm, năng suất khai thác thấp hơn. Năng suất khai thác trung bình chung dao động trong khoảng 4,6 – 12,4 kg/giờ ở các năm 2002 đến 2004. Năng suất khai thác ở mùa gió Tây Nam thường cao hơn so với ở mùa gió Đông Bắc.

2.3. Một số ngư trường khai thác chính

Vùng biển Hải Phòng là một trong những khu vực có mật độ phân bố của các loài hải sản khá cao so với các khu vực khác ở vùng biển vịnh Bắc Bộ. Theo Đào Mạnh Sơn (2005) thì các ngư trường khai thác chính ở vùng biển Hải Phòng và các vùng lân cận là:

+ Ngư trường Bạch Long Vĩ: Đây là ngư trường khai thác truyền thống của nghề lưới kéo đáy. Năng suất khai thác cao tập trung chủ yếu ở vùng biển phía Đông và Đông Bắc đảo Bạch Long Vỹ, độ sâu ngư trường từ 30-50m. Các loài chiếm sản lượng cao trong sản lượng khai thác ở ngư trường Bạch Long Vĩ là: cá miễn sành hai gai, cá nục sồ, cá mối, cá lượng, cá phèn khoai, ngoài ra các loài cá hồng, cá trác, cá bạc má cũng là những đối tượng thường xuyên xuất hiện trong sản lượng khai thác.

+ Ngư trường Cát Bà – Bắc Long Châu: ở khu vực này đối tượng khai thác chính là các loài tôm, trong đó tôm he, tôm sắt và tôm rảo là những đối tượng chiếm tỉ lệ cao trong sản lượng tôm khai thác được. Ngoài ra, đây cũng là ngư trường khai thác cá hồng, cá song và một số loài cá kinh tế khác.

+ Ngư trường Nam Long Châu: là ngư trường khai thác cá trích, cá hồng, cá mối và cá phèn. Ngư trường này kéo dài suốt từ phía Nam đảo Long Châu đến cửa Ba Lạt.

3. Hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển Hải Phòng

3.1. Biến động số lượng tàu thuyền và cơ cấu nghề khai thác hải sản

Theo thống kê của chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hải Phòng (2008a) thì tổng số tàu thuyền khai thác của toàn thành phố tính đến tháng 7/2008 là 2.863 chiếc, tập trung chủ yếu ở các huyện Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Đồ Sơn và Cát Hải. Như vậy, sau 2 năm, tổng số tàu thuyền khai thác hải sản của Hải Phòng đã tăng thêm 268 chiếc, với 2.595 chiếc thống kê được ở năm 2006 (Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản 2006). Nhóm tàu có công suất nhỏ dưới 20 CV có 1.446 chiếc, chiếm 55,7%, nhóm tàu có công suất 20-45 CV chiếm 24,7% tổng số tàu thuyền, với 1034 chiếc. Số lượng tàu kích thước lớn chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu tàu thuyền của thành phố.

Lưới rê, lưới kéo đáy và chụp mực là những nghề khai thác hải sản chính của ngư dân Hải Phòng (Hình 1). Nghề lưới rê chiếm 43,4% tổng số tàu thuyền trong cơ cấu nghề khai thác, tiếp đến là nghề chụp mực (17,4%) và nghề lưới kéo đáy (13,6%). Nhóm nghề khác bao gồm nhiều loại hình khai thác như: cào nghêu lụa, cào nhuyễn thể, pha xúc, lưới rùng, lồng bẫy, đáy, lặn… chiếm khoảng 23,5% tổng số lượng tàu thuyền trong cơ cấu nghề khai thác hải sản, tuy nhiên nhóm nghề này chủ yếu là những tàu có công suất nhỏ, phần lớn thuộc nhóm dưới 20CV (Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Hải Phòng 2008a).

Hình 1: Cơ cấu nghề khai thác hải sản (%) của thành phố Hải Phòng, tính đến tháng 7/2008 (Nguồn: Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Hải Phòng).

Số lượng tàu khai thác hải sản của Hải Phòng tăng liên tục trong những năm từ 1976 đến 1995, sau đó chữnglại (Hình 2). Những năm gần đây số lượng tàu thuyền không những không tăng mà giảm đi. Tổng công suất máy tàu tăng đều hàng năm, từ năm 1976 đến 2003, sau đó giảm dần. Giai đoạn 1995 – 2000, số lượng tàu biến động theo chiều hướng giảm về số lượng, tuy nhiên công suất máy tàu tăng liên tục, chứng tỏ trong giai đoạn này có sự chuyển đổi cơ cấu đội tàu khai thác. Các tàu có kích thước nhỏ, công suất máy thấp được dần thay thế bằng tàu có kích thước và công suất máy lớn hơn. Tổng số tàu thuyền khai thác thuỷ sản của Hải Phòng năm 2007 là 3.379 chiếc, gồm 861 thuyền không lắp máy và 2.240 tàu lắp máy với tổng công suất 83.316 CV, bình quân chỉ đạt 37,19 CV/tàu, trong đó có 310 chiếc công suất trên 90 CV (Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Hải Phòng 2008b).

Hình 3. Biến động số lượng tàu thuyền (chiếc) và tổng công suất máy tàu (CV) khai thác hải sản của thành phố Hải Phòng giai đoạn 1976 – 2007. Nguồn: Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Hải Phòng 2008.

Những năm gần đây, cơ cấu nghề khai thác hải sản của Hải Phòng có những thay đổi rõ rệt (Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Hải Phòng 2008b). Các họ nghề cố định, vó mành, te ngày càng cú xu hướng giảm dần. Nghề chụp mực kết hợp với ánh sáng phát triển nhanh trong giai đoạn 2000-2006 và hoạt động khai thác quanh năm.

3.2. Các nghề khai thác hải sản xa bờ

- Nghề lưới giã đôi: Đội tàu khai thác hải sản hoạt động bằng nghề lưới kéo đôi ở Hải Phòng sử dụng tàu có công suất lớn từ 200CV trở lên, phổ biến các các tàu có công suất trên 300CV.Tuy vậy nghề này đòi hỏi chi phí đầu tư cho hoạt động sản xuất lớn, với giá nhiên liệu cao như hiện nay, hiệu quả sản xuất của nghề này giảm.

- Nghề câu khơi: chủ yếu là nghề câu rạn, đối tượng đánh bắt chủ yếu là các loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên những năm gần đây do diện tích rạn san hô suy giảm dẫn đến nguồn lợi cá bị suy giảm nghiêm trọng do vậy nghề này ít có cơ hội phát triển.

- Nghề chụp mực: nghề chụp mực mới du nhập vào Hải Phòng hoạt động khai tháchải sản chủ yếu ở các vùng biển xa bờ, ngư trường khai thác chính là vùng biển phía Tây đảo Bạch Long Vĩ.

3.3. Nghề khai thác hải sản gần bờ

Vùng biển ven bờ Hải Phòng là nơi hoạt động khai thác của rất nhiều loại nghề, đánh bắt các đối tượng khác nhau. Một số nghề khai thác chính là nghề lưới giã tôm, nghề lưới rê, nghề câu, nghề đăng đáy, và nghề te, xiệp.> 3.4. Sản lượng khai thác Theo ước tính của dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam (Frank Riget 2005) thì tổng sản lượng hải sản khai thác của Hải Phòng năm 2003 khoảng 23.645 tấn, chiếm 5,58% tổng sản lượng khai thác của toàn vùng vịnh Bắc Bộ, đứng thứ 5 trong tổng số 10 tỉnh có tàu khai thác hải sản trong vùng. 4. Định hướng phát triển ngành đến năm 2020 Nguồn lợi hải sản vịnh Bắc Bộ nói chung và biển Hải Phòng nói riêng đang bị khai thác quá mức (Đào Mạnh Sơn 2005; Đặng Văn Thi & nnk. 2006). Những loài cá kinh tế ít xuất hiện dần trong các mẻ lưới, thay vào đó là những loài cá có giá trị kinh tế thấp, chủ yếu là cá tạp, cá phân. Bộ Thủy sản, nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có một số chỉ thị nhằm quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là ở vùng nước ven bờ. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ này, các cơ quan thực thi còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Hải Phòng là một trong những địa phương có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế biển so với các tỉnh, thành phố trong vùng duyên hải Bắc Bộ. Để quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn lợi hải sản đảm bảo phát triển bền vững, thành phố Hải Phòng đã có những định hướng phát triển, những quy hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Định hướng chung phát triển thủy sản đến năm 2020 của Hải Phòng nêu rõ, đến năm 2020, phát triển Hải Phòng thành một trung tâm nghề cá thương mại phục vụ cho nhu cầu thủy hải sản của các tỉnh Bắc Bộ. Khai thác thủy hải sản gắn liền với bảo vệ nguồn lợi, môi trường sinh thái đảm bảo phát triển bền vững. Các giải pháp nhằm ổn định và phát triển nghề cá Hải Phòng như sau: + Giải pháp về thông tin tuyên truyền: Giảm bớt số lượng tàu thuyền đánh cá nhỏ, thuyền thủ công để giảm bớt áp lực khai thác ở vùng lộng. Cấm sử dụng chất nổ, hóa chất để đánh bắt hải sản. Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên, liên tục để người dân nhận thức từ đó tự giác chấp hành các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển nguồn lợi. + Giải pháp xây dựng nghề khai thác hải sản có tổ chức: Thành phố Hải Phòng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu khoa học để có đánh giá đầy đủ về nguồn lợi hải sản của địa phương, trên cơ sở đó xác định cơ cấu nghề nghiệp và số lượng tàu thuyền khai thác phù hợp đảm bảo phát triển bền vững nguồn lợi hải sản. + Giải pháp quản lý và tổ chức sản xuất : khai thác phải đi đôi với bảo vệ nguồn lợi, đặc biệt là nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ. Mô hình đồng quản lý dựa trên sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý với cộng đồng ngư dân là giải pháp tốt cần được triển khai và áp dụng. Đối với tổ chức sản xuất, phát triển mô hình hợp tác xã khai thác hải sản theo mô hình đã được triển khai tại xã Lập Lễ- Thủy Nguyên. + Khuyến ngư: Tổ chức tập huấn cho ngư dân về các phương pháp tổ chức, quản lý theo mô mình quản lý cộng đồng. Chuyển giao công nghệ mới khai thác hải đặc sản, đặc biệt là trong khai thác hải sản xa bờ. Trao đổi kinh nghiệm khai thác hải sản để đạt hiệu quả cao trong sản xuất. + Giải pháp khoa học công nghệ: Phối hợp với cơ quan nghiên cứu tiến hành điều tra đánh giá nguồn lợi hải sản, xác định các bãi đẻ, mùa vụ sinh sản làm căn cứ cho việc quản lý và sử dụng nguồn lợi có hiệu quả mà không ảnh hưởng đến nguồn lợi. + Giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản: Đẩy mạnh qua trình xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở cơ sở. Tăng cường công tác giáo dục ngư dân về bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Xây dựng các khu bảo tồn biển ở Bạch Long Vỹ và Cát Bà nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học đồng thời bảo vệ các loài hải sản có nguy cơ tuyệt chúng. Tăng cường nâng cao năng lực cán bộ chi cục nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ nguồn lợi. Tài liệu tham khảo 1. Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Hải Phòng, 2008a. Báo cáo thống kê số lượng tàu thuyền khai thác hải sản năm 2008. 2. Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Hải Phòng, 2008b. Thực trạng nghề khai thác hải sản vịnh Bắc Bộ nói chung và Hải Phòng. 3. Bùi Đình Chung, 1999. Điều tra cơ bản nguồn lợi hải sản và điều kiện môi trường các vùng trọng điểm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ngành hải sản vùng gần bờ Việt Nam. Giai đoạn I: Vùng Tây vịnh Bắc Bộ. Báo cáo khoa học. Viện Nghiên cứu Hải sản. 4. Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản, 2006. Báo cáo thống kê số lượng tàu thuyền khai thác hải sản năm 2006. 5. Đỗ Văn Khương, Đỗ Công Thung & Nguyễn Quang Hùng, 2005. Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý các khu bảo tồn biển Cát Bà và Cô Tô. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Nghiên cứu Hải sản. 6. Đào Mạnh Sơn, 2005. Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển. Tập 3, tr.133-188. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 7. Đặng Văn Thi, Nguyễn Bá Thông & Vũ Việt Hà, 2006. Tổng quan nguồn lợi và hệ sinh thái vùng biển vịnh Bắc Bộ. Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng: 72 tr. 8. Phạm Thược, 2005. Cơ sở khoa học cho vấn đề quản lý hoạt động nghề cá ở vịnh Bắc Bộ. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển. Tập 3, tr. 237 - 257. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 9. Frank Riget, 2005. Total catch in the North Vietnam 2003. Assessment of the Living Marine Resources in Vietnam (ALMRV) - Research Institute for Marine Fisheries (RIMF). Vũ Việt Hà Download

Theo ước tính của dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam (Frank Riget 2005) thì tổng sản lượng hải sản khai thác của Hải Phòng năm 2003 khoảng 23.645 tấn, chiếm 5,58% tổng sản lượng khai thác của toàn vùng vịnh Bắc Bộ, đứng thứ 5 trong tổng số 10 tỉnh có tàu khai thác hải sản trong vùng.

4. Định hướng phát triển ngành đến năm 2020

Nguồn lợi hải sản vịnh Bắc Bộ nói chung và biển Hải Phòng nói riêng đang bị khai thác quá mức (Đào Mạnh Sơn 2005; Đặng Văn Thi & nnk. 2006). Những loài cá kinh tế ít xuất hiện dần trong các mẻ lưới, thay vào đó là những loài cá có giá trị kinh tế thấp, chủ yếu là cá tạp, cá phân. Bộ Thủy sản, nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có một số chỉ thị nhằm quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là ở vùng nước ven bờ. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ này, các cơ quan thực thi còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Hải Phòng là một trong những địa phương có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế biển so với các tỉnh, thành phố trong vùng duyên hải Bắc Bộ. Để quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn lợi hải sản đảm bảo phát triển bền vững, thành phố Hải Phòng đã có những định hướng phát triển, những quy hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Định hướng chung phát triển thủy sản đến năm 2020 của Hải Phòng nêu rõ, đến năm 2020, phát triển Hải Phòng thành một trung tâm nghề cá thương mại phục vụ cho nhu cầu thủy hải sản của các tỉnh Bắc Bộ. Khai thác thủy hải sản gắn liền với bảo vệ nguồn lợi, môi trường sinh thái đảm bảo phát triển bền vững. Các giải pháp nhằm ổn định và phát triển nghề cá Hải Phòng như sau:

+ Giải pháp về thông tin tuyên truyền: Giảm bớt số lượng tàu thuyền đánh cá nhỏ, thuyền thủ công để giảm bớt áp lực khai thác ở vùng lộng. Cấm sử dụng chất nổ, hóa chất để đánh bắt hải sản. Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên, liên tục để người dân nhận thức từ đó tự giác chấp hành các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển nguồn lợi.

+ Giải pháp xây dựng nghề khai thác hải sản có tổ chức: Thành phố Hải Phòng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu khoa học để có đánh giá đầy đủ về nguồn lợi hải sản của địa phương, trên cơ sở đó xác định cơ cấu nghề nghiệp và số lượng tàu thuyền khai thác phù hợp đảm bảo phát triển bền vững nguồn lợi hải sản.

+ Giải pháp quản lý và tổ chức sản xuất : khai thác phải đi đôi với bảo vệ nguồn lợi, đặc biệt là nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ. Mô hình đồng quản lý dựa trên sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý với cộng đồng ngư dân là giải pháp tốt cần được triển khai và áp dụng. Đối với tổ chức sản xuất, phát triển mô hình hợp tác xã khai thác hải sản theo mô hình đã được triển khai tại xã Lập Lễ- Thủy Nguyên.

+ Khuyến ngư: Tổ chức tập huấn cho ngư dân về các phương pháp tổ chức, quản lý theo mô mình quản lý cộng đồng. Chuyển giao công nghệ mới khai thác hải đặc sản, đặc biệt là trong khai thác hải sản xa bờ. Trao đổi kinh nghiệm khai thác hải sản để đạt hiệu quả cao trong sản xuất.

+ Giải pháp khoa học công nghệ: Phối hợp với cơ quan nghiên cứu tiến hành điều tra đánh giá nguồn lợi hải sản, xác định các bãi đẻ, mùa vụ sinh sản làm căn cứ cho việc quản lý và sử dụng nguồn lợi có hiệu quả mà không ảnh hưởng đến nguồn lợi.

+ Giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản: Đẩy mạnh qua trình xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở cơ sở. Tăng cường công tác giáo dục ngư dân về bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Xây dựng các khu bảo tồn biển ở Bạch Long Vỹ và Cát Bà nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học đồng thời bảo vệ các loài hải sản có nguy cơ tuyệt chúng. Tăng cường nâng cao năng lực cán bộ chi cục nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ nguồn lợi.

1. Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Hải Phòng, 2008a. Báo cáo thống kê số lượng tàu thuyền khai thác hải sản năm 2008.

2. Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Hải Phòng, 2008b. Thực trạng nghề khai thác hải sản vịnh Bắc Bộ nói chung và Hải Phòng.

3. Bùi Đình Chung, 1999. Điều tra cơ bản nguồn lợi hải sản và điều kiện môi trường các vùng trọng điểm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ngành hải sản vùng gần bờ Việt Nam. Giai đoạn I: Vùng Tây vịnh Bắc Bộ. Báo cáo khoa học. Viện Nghiên cứu Hải sản.

4. Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản, 2006. Báo cáo thống kê số lượng tàu thuyền khai thác hải sản năm 2006.

5. Đỗ Văn Khương, Đỗ Công Thung & Nguyễn Quang Hùng, 2005. Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý các khu bảo tồn biển Cát Bà và Cô Tô. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Nghiên cứu Hải sản.

6. Đào Mạnh Sơn, 2005. Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển. Tập 3, tr.133-188. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

7. Đặng Văn Thi, Nguyễn Bá Thông & Vũ Việt Hà, 2006. Tổng quan nguồn lợi và hệ sinh thái vùng biển vịnh Bắc Bộ. Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng: 72 tr.

8. Phạm Thược, 2005. Cơ sở khoa học cho vấn đề quản lý hoạt động nghề cá ở vịnh Bắc Bộ. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển. Tập 3, tr. 237 - 257. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

9. Frank Riget, 2005. Total catch in the North Vietnam 2003. Assessment of the Living Marine Resources in Vietnam (ALMRV) - Research Institute for Marine Fisheries (RIMF).

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.