Hà Nội có chong chóng Cứ tự quay trong nhà Không cần trời thổi gió Không cần bạn chạy xa Hà Nội có nhiều hoa Bó từng chùm cẩn thận Mấy chú vào mua hoa Tươi cười ra mặt trận Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao Hà Nội có nhiều hào Bụng súng đầy những đạn Và có nhiều búp bê Bóng tròn cho các bạn Hà Nội có tàu điện Đi về cứ leng keng Người xuống và người lên Người nào trông cũng đẹp Mấy năm giặc bắn phá Ba Đình vẫn xanh cây Trăng vàng chùa Một Cột Phủ Tây Hồ hoa bay…
Hà Nội có chong chóng Cứ tự quay trong nhà Không cần trời thổi gió Không cần bạn chạy xa Hà Nội có nhiều hoa Bó từng chùm cẩn thận Mấy chú vào mua hoa Tươi cười ra mặt trận Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao Hà Nội có nhiều hào Bụng súng đầy những đạn Và có nhiều búp bê Bóng tròn cho các bạn Hà Nội có tàu điện Đi về cứ leng keng Người xuống và người lên Người nào trông cũng đẹp Mấy năm giặc bắn phá Ba Đình vẫn xanh cây Trăng vàng chùa Một Cột Phủ Tây Hồ hoa bay…
Trên một tảng đá nằm bên phải lối lên núi Non Nước, theo hướng dưới lên, có một bia ma nhai khắc bài thơ cổ với kích thước bia: cao 50 cm, rộng 80 cm.
Bia bị mờ rất nghiêm trọng, rất khó đọc, nhưng có thể biết bia khắc một bài thơ 7 câu, mỗi câu 5 chữ, trong đó câu thứ tư mờ 2 chữ đầu, câu thứ 5 mờ 2 chữ đầu và chữ cuối cùng. Dòng lạc khoản gồm 2 dòng chữ nhỏ, bị mờ nhiều, rất khó đọc, nhưng cũng biết rằng bài thơ được một tác giả là người Trung Quốc đến thăm núi Non Nước và khắc bia vào đời vua Càn Long.
Nội dung bài thơ tả cảnh núi sông Non Nước, có nhắc đến Trương Hán Siêu là người ngay từ buổi ban đầu đã đến với núi, rồi đặt tên núi là Dục Thuý làm cho cảnh sắc núi thêm đẹp, và cho rằng cảnh đẹp của danh thắng sẽ tồn tại lâu dài nơi thế gian. Trong các tài liệu chữ Hán Nôm nói chung, núi Non Nước nói riêng đã được công bố, chúng tôi chưa hề thấy giới thiệu bài thơ này. Có lẽ là vì bia quá mờ, rất khó đọc, cho nên nó đã bị bỏ qua. Chúng tôi do lòng say mê tìm hiểu di sản cha ông, đã nhiều lần cố gắng tiếp cận nội dung văn bia. Tuy vẫn còn có chỗ đoán đọc, có chỗ không thể đọc được, nhưng về cơ bản có thể hiểu được nội dung bài thơ này. Dưới đây xin giới thiệu toàn bộ bài thơ:
Phiên âm: Sơn cứ thuỷ chi than/ Tương truyền hiệu Thuỷ San/ Trương công sơ hội cảnh/ Dục Thuý tân sơn nhan/ [Bối tiểu] sơn y [lãm]/ Đăng lâm tẫn khoáng quan/ Hảo ta mỗi cùng trí/ Trường lưu tại thế gian/ ...Càn Long, Lạc Tri Thị Phạm Bá Đàn tự đề...
Dịch nghĩa: Núi nằm trên bờ sông/ Tương truyền có tên là Thuỷ Sơn (Nước Non)/ Trương Hán Siêu buổi đầu đã gặp cảnh đẹp/ Tên gọi Dục Thuý điểm tô dung nhan của núi thêm mới/ [Đứng xa nhìn] thì thấy núi như con sò nhỏ (nổi trên sông)/ Khi trèo lên mới hay cảnh quan khoáng rộng vô cùng/ Hết thảy mọi cái ở đây đều rất tốt đẹp/ Và lưu tồn dài lâu ở thế gian này/ ...Lạc Tri Thị Phạm Bá Đàn làm thơ và viết vào năm Càn Long [nhà Thanh,Trung Quốc (1736 -1796)]...
Dịch thơ: Núi nằm ven dòng nước/ Tương truyền tên Nước Non/ Trương công gặp cảnh núi/ Dục Thuý làm mới non/ Nhìn xa hẹp phong cảnh/ Tới gần rộng giang sơn/ Đẹp vô cùng cảnh trí/ Cùng thế gian trường tồn.
Như vậy tác giả bài thơ khắc lên đá này là một người Trung Quốc sống dưới thời Càn Long nhà Thanh, tương đương với các triều vua Việt Nam là Ỷ Tông, Hiển Tông, Mẫn Đế (nhà Lê) và triều Tây Sơn. Một người Trung Quốc sang Việt Nam lên thăm núi Non Nước và ca ngợi cảnh đẹp của núi, đề cập đến Trương Hán Siêu một cách thành kính, và kết luận “Đẹp vô cùng cảnh núi/Cùng thế gian trường tồn” há chẳng đáng tự hào lắm sao!