The requested URL was not found on this server.
The requested URL was not found on this server.
Theo Điều 3 Quyết định 974/QĐ-TTg năm 2023 quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng điều phối vùng như sau:
Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái;
- Phó Chủ tịch Thường trực: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
+ Thứ trưởng và tương đương của các bộ và cơ quan ngang bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công an, Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Hội đồng điều phối 13 tỉnh miền Tây là tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là Vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long hay Miền Tây, có phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Nơi đây có tổng diện tích hơn 40.000km2, chiếm 12,8% diện tích cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ưng gồm: Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.
Diện tích cụ thể của 13 tỉnh miền Tây như sau:
Qua đó có thể thấy trong 13 tỉnh miền Tây thì tỉnh có diện tích lớn nhất là tỉnh Kiên giang và tỉnh có diện tích nhỏ nhất là tỉnh Hậu Giang
13 tỉnh miền Tây gồm những tỉnh nào? Tỉnh nào trong 13 tỉnh miền Tây có diện tích lớn nhất? (Hình từ Internet)
Theo tiết a Tiểu mục 1 Mục 2 Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 816/QĐ-TTg năm 2023 quy định về nhiệm vụ trong tâm trong phát triển nông nghiệp giá trị cao, hiệu quả cao như sau:
Tập trung phát triển 08 trung tâm đầu mối về nông nghiệp tại khu vực có điều kiện thuận lợi về hạ tầng và nguồn nước bao gồm:
[1] Trung tâm đầu mối tổng hợp ở thành phố Cần Thơ gắn với phát triển dịch vụ logistic ở Hậu Giang để bổ trợ cho thành phố Cần Thơ về thực hiện vai trò là trung tâm logistic của vùng.
[2] Xây dựng 07 trung tâm đầu mối có chức năng chính về thu gom, phân loại, chế biến nông sản bao gồm:
- 02 trung tâm đầu mối ở An Giang, Đồng Tháp gắn với vùng sinh thái nước ngọt (thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo);
- 03 trung tâm đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với thủy sản;
- 02 trung tâm đầu mối ở Tiền Giang, Bến Tre gắn với trái cây, rau màu;
Giai đoạn đến 2030: Hoàn thiện xây dựng hệ thống các trung tâm đầu mối đã được xác định trong quy hoạch vùng gắn với tiến trình đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi.
Đồng thời, quy hoạch và phát triển các thị trấn nông - công nghiệp gắn với các trung tâm đầu mối về nông nghiệp và tăng cường liên kết với hệ thống đô thị có vai trò trung tâm của vùng, tiểu vùng để thúc đẩy việc đào tạo, chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh thương mại, dịch vụ logistic, kết nối thị trường của các sản phẩm nông sản.